Trẻ tập đứng là tiền đề quan trọng để cho trẻ bắt đầu những bước đi chập chững đầu đời. Vậy có nên cho trẻ 4 tháng tập đứng hay không? Trẻ tập đứng sớm có thể bị chân cong hay vòng kiềng và sẽ khiến cho trẻ khó phát triển toàn diện về sau này. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là bệnh lý hoặc sinh lý. Vì thế, cha mẹ cần hiểu được những giai đoạn phát triển của trẻ để có những bài tập phù hợp giúp trẻ phát triển hiệu quả.
1. Thế nào là đứng sớm?
Trẻ đứng sớm thường bị còng chân, luôn là vấn đề quan tâm của các bậc cha mẹ. Thực chất cha mẹ nào cũng đều sẽ sợ một vài hoặc rất nhiều điều liên quan đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc đứng sớm của trẻ cần phải hiểu rõ ràng nhằm tránh hiểu lầm để có những hành động không thích hợp, tác động tiêu cực đến trẻ. Nhằm giúp làm sáng tỏ vấn đề này, thì cha mẹ cần quan sát và biết được các đặc điểm chi tiết sự phát triển của trẻ thông qua các giai đoạn độ tuổi khác nhau. Nhờ vào những thông tin này giúp cha mẹ xác định được vấn đề bé mấy tháng cho tập đứng hoặc trẻ 4 tháng có nên cho đứng không?
Trẻ từ từ 6 đến 10 tháng thì hầu hết trẻ sẽ bắt đầu học cách sử dụng tay và vịn vào đồ vật và kéo thân mình lên tư thế đứng.
Trẻ từ 7 đến 13 tháng lúc này đã bắt đầu biết vịn và đồ vật và lần lần để di chuyển cơ thể đi. Cũng ở thời điểm này một số trẻ có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên với sự trợ giúp của người lớn.
Trẻ từ 11 đến 14 tháng đa số trẻ có thể tự bắt đầu tập đi một mình mà không cần sự trợ giúp của người thân.
Thông qua các giai đoạn này cho thấy nếu trẻ tập đứng từ lúc 4 tháng tuổi thì có thể là sớm và như vậy sẽ khiến cho đôi chân của trẻ không thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, từ đó xảy ra những ảnh hưởng không tốt tới trẻ.
2. Dấu hiệu và nguyên nhân còng chân ở trẻ
Chân trẻ bị còng hay tình trạng chân vòng kiềng sẽ xuất hiện khi chân của trẻ sẽ có hình chữ O - tình trạng bất thường ở chân và thường hay gặp với trẻ nhỏ. Khi chân của trẻ bị còng thì cho áp hai mắt cá chân sát với nhau thì hai đầu gối của trẻ vẫn hướng ra xa nhau. Những trẻ bị cong chân thì vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này và thậm chí có thể dẫn tới dị tật có thể do trẻ bị sai tư thế khi đứng hoặc ngồi. Và có cải thải thiện khi trẻ lớn dần lên. Bên cạnh đó, với một số trẻ chân bị cong có thể do bệnh lý gây nên chẳng hạn bệnh Blount- chứng bệnh thường do sự bất thường trong phát triển xương cẳng chân, và xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ, hoặc chứng bệnh rối loạn xương gây ảnh hưởng đến ống chân. Hoặc cũng có thể do trẻ thiếu vi chất vitamin D gây cho chân trẻ bị cong. Hoặc cũng có thể do yếu tố di truyền gây nên.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cong chân. Nếu trẻ đứng ở tư thế mà các ngón chân của trẻ hướng về phía trước, nhưng mắt cá chân của trẻ chạm vào nhau và có khoảng cách giữa hai đầu gối hoặc nếu đầu gối chạm vào nhau nhưng mắt cá chân không chạm vào nhau.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chân trẻ bị còng chân có thể chia thành hai loại chính gồm bệnh lý hoặc sinh lý. Đối với trường hợp còng chân theo sinh lý có thể sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không cần sự kết hợp nhưng còng chân theo bệnh lý thì có thể do một số nguyên nhân.
- Di truyền: Tuy nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng còng chân ở trẻ. Và khi trẻ gặp tình trạng này sẽ thường không có biện pháp chữa trị. Đồng thời, khi trẻ xuất hiện các biểu hiện còng chân do di truyền cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn về phẫu thuật chỉnh sửa. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt có thể cần chờ trẻ lớn đến một độ tuổi nhất định mới có thể can thiệp tình trạng này.
- Do trọng lượng cơ thể của trẻ: Khi trẻ phải tập đứng quá sớm, chẳng hạn trẻ 4 tháng cho tập đứng hoặc trẻ bị thừa cân cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị còng chân. Bởi vì, thời điểm này hệ xương của trẻ vẫn còn non yếu chưa đủ sức nâng đỡ toàn bộ cơ thể của trẻ, và nếu trẻ tập đứng hoặc tập đi sớm có thể khiến cho cấu trúc chân của trẻ bị biến đổi.
- Bệnh lý khác: Tình trạng chân vòng ở trẻ còn có thể do thiếu hụt chất dinh dưỡng trong khoảng thời gian dài, chẳng hạn như vitamin D, hoặc bệnh xương thuỷ tinh hoặc rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển được.
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gây nên tình trạng xương bị mềm, yếu, hoặc dễ bị biến dạng khi chịu trọng lực cơ thể của trẻ. Hiện nay, bệnh này cũng khá hiếm gặp ở trẻ. Vì trẻ đều được bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi và vitamin D theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày và trẻ tránh được những nguy cơ gặp phải bệnh này.
3. Thời điểm tập đứng của trẻ và một số bài tập giúp trẻ phát triển cơ bắp
Mọi hoạt động của trẻ đều sẽ diễn ra theo một chu trình nhất định. Trẻ 3 tháng có thể dùng hai tay chống đẩy cơ thể và có thể lật qua hai bên từ 4 đến 6 tháng. Khi trẻ được 7 đến 8 tháng trẻ mới bắt đầu tập bò, và sau đó trẻ có thể tập đứng. Vì vậy, cha mẹ có thể tập đứng cho trẻ từ tháng thứ 9. Tuy nhiên, việc áp dụng thời gian tập đứng cho trẻ còn tùy thuộc vào sự biểu hiện về phát triển thể chất của trẻ hoặc cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ tạo điểm tựa để trẻ có thể bám chắc và một phần giảm áp lực chống đỡ cơ thể của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ tránh được các nguy cơ té ngã, hoặc chấn thương.
Nhằm giúp cho quá trình luyện tập của trẻ đạt hiệu quả thì cha mẹ cần hiểu biết và áp dụng các vận động cho trẻ một cách phù hợp giúp cơ thể trẻ phát triển đủ cứng cáp để có thể thực hiện các thao tác lật, bò, đứng và đi. Ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị thì cha mẹ có thể kết hợp vui chơi cùng trẻ những trò chơi giúp phát triển cơ bắp của trẻ để trẻ có thể vững vàng trong mọi hoạt động của mình.
- Cha mẹ có thể nằm xuống giường hoặc trên mặt phẳng để trẻ ngồi trên bụng của mình và sử dụng các loại đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và phát ra tiếng kêu. Cha mẹ sẽ di chuyển những đồ vật này trước mặt của trẻ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
- Nếu trẻ đã biết cầm nắm đồ vật hoặc đồ chơi của trẻ thì cha mẹ có thể chơi trò chơi nắm ngón tay của trẻ. Khi tay trẻ nắm lấy tay cha mẹ thì thuận theo tư thế cha mẹ đưa tay của trẻ sang trái rồi sang phải.
- Cha mẹ có thể đặt trẻ nằm trên giường có thể nằm sấp hoặc nằm ngửa, rồi sau đó đặt đồ chơi có màu sắc bắt mắt hoặc có phát ra tiếng kêu ở gần đó. Và tiếp tục cha mẹ sẽ tạo chú ý cho trẻ bằng tiếng kêu để trẻ có thể tự bò lại để lấy những đồ chơi này.
- Cha mẹ có thể ôm trẻ nằm sấp trên ngực mình và bắt đầu đùa với trẻ để tạo phấn khích cho trẻ thì trẻ có thể sẽ ngóc đầu lên. Với động tác này sẽ giúp cho cơ cổ của trẻ cứng cáp hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.