Chỉ số nước trung bình (và lý tưởng) trong cơ thể bạn là bao nhiêu?

Mặc dù tỷ lệ phần trăm trung bình thực tế của nước trong cơ thể con người thay đổi theo giới tính, tuổi tác và cân nặng, nhưng có một điều không thay đổi, đó là: Bắt đầu từ khi sinh ra, hơn một nửa trọng lượng cơ thể của bạn chính là nước. Tỷ lệ phần trăm trung bình của trọng lượng cơ thể là nước sẽ duy trì trên mức 50 % trong suốt cuộc đời, mặc dù nó có thể giảm dần theo thời gian.

1. Chỉ số nước trung bình trong cơ thể bạn

Trong vài tháng đầu đời, gần 3/4 trọng lượng cơ thể của bạn được tạo thành từ nước. Tuy nhiên, tỷ lệ đó bắt đầu giảm khi bạn được 1 tuổi.

Tỷ lệ nước giảm qua các năm là do phần lớn trong cơ thể có nhiều mỡ và lượng chất béo cũng ít hơn khi bạn già đi. Mô mỡ chứa ít nước hơn mô nạc, do đó trọng lượng và thành phần cơ thể của bạn ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong cơ thể.

Dưới đây là các bảng biểu thị tổng lượng nước trung bình trong cơ thể bạn theo phần trăm trọng lượng cơ thể và phạm vi lý tưởng cho sức khỏe tốt.

Bảng 1.1 Chỉ số nước tính theo phần trăm trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành

Bảng 1.2 Chỉ số nước tính theo phần trăm trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và trẻ em

2. Tất cả lượng nước này được lưu trữ ở đâu?

Với tất cả lượng nước này, chúng được lưu trữ ở đâu trong cơ thể?. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết được lượng nước lưu trữ trong các cơ quan, mô và các bộ phận cơ thể khác.

Ngoài ra, huyết tương (phần chất lỏng của máu) có khoảng 90% nước. Huyết tương giúp vận chuyển các tế bào máu, chất dinh dưỡng và hormone trên toàn cơ thể.

Bất kể ở vị trí nào trong cơ thể, nước được lưu trữ trong:

  • Dịch nội bào (ICF), chất lỏng trong tế bào
  • Dịch ngoại bào (ECF), chất lỏng bên ngoài tế bào

Khoảng 2⁄3 lượng nước của cơ thể nằm trong các tế bào, phần còn lại nằm trong dịch ngoại bào. Khoáng chất, bao gồm kali và natri, giúp duy trì cân bằng ICF và ECF.

3. Tại sao nước rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể?

Nước rất cần thiết trong mọi hệ thống và chức năng của cơ thể, chúng đảm nhận nhiều nhiệm vụ.

  • Là một khối xây dựng của các tế bào mới và là chất dinh dưỡng quan trọng mà mọi tế bào đều phải dựa vào để tồn tại
  • Chuyển hóa và vận chuyển protein và carbohydrate từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ để nuôi dưỡng cơ thể
  • Giúp cơ thể loại bỏ chất thải, chủ yếu qua nước tiểu
  • Giúp duy trì nhiệt độ cơ thể một cách bình thường thông qua việc tiết mồ hôi và hô hấp khi nhiệt độ tăng
  • Bảo vệ các mô nhạy cảm
  • Là một phần của chất lỏng bao quanh bảo vệ não và thai nhi trong bụng mẹ
  • Là thành phần chính trong nước bọt
  • Giúp giữ cho khớp được bôi trơn

Nước giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể
Nước giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể

4. Làm thế nào để xác định tỷ lệ nước?

Bạn có thể sử dụng máy tính trực tuyến để xác định tỷ lệ nước trong cơ thể. Ngoài ra còn có các công thức khác mà bạn có thể sử dụng. Các Formula Watson, ví dụ, tính toán tổng lượng nước cơ thể trong 1 lít.

Để có được tỷ lệ nước trong cơ thể, giả sử 1 lít bằng 1 kg và sau đó chia tổng trọng lượng cơ thể (TBW). Đó là một ước tính đơn giản, nhưng nó sẽ giúp bạn xác định được tỷ lệ nước nếu chỉ số nước trong cơ thể bạn nằm trong phạm vi cho phép.

5. Làm thế nào để duy trì tỷ lệ nước lý tưởng trong cơ thể?

Uống đủ nước hay không phụ thuộc vào nguồn thực phẩm và lượng nước bạn tiêu thụ mỗi ngày. Chỉ số nước trung bình của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, sức khỏe và mức độ hoạt động.

Cơ thể bạn sẽ tự cố gắng duy trì mức nước hợp lý bằng cách bài tiết nước thừa qua nước tiểu. Càng uống nhiều nước và chất lỏng, thận càng sản xuất nhiều nước tiểu.

Nếu bạn không uống đủ nước, bạn sẽ không đi vệ sinh nhiều vì cơ thể đang cố gắng duy trì mức nước phù hợp. Uống quá ít nước làm tăng nguy cơ mất nước và có thể gây hại cho cơ thể.

Bạn có thể bổ sung lượng nước theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bạn có thể uống một cốc nước cam. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi tiêu thụ những đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà hoặc một số loại soda bởi chúng có tác dụng lợi tiểu. Cơ thể bạn có thể tránh được tình trạng mất nước khi uống những thức uống này,tuy nhiên caffeine sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng mất nước. Rượu cũng có đặc tính lợi tiểu và không phải là cách lành mạnh để đạt được mục tiêu tiêu thụ lượng nước lý tưởng cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng nước cao, bao gồm:

  • Dâu tây và các loại quả mọng khác
  • Cam và các loại trái cây khác
  • Rau diếp
  • Dưa leo
  • Rau bina
  • Dưa hấu, dưa đỏ và các loại dưa khác
  • Sữa tách béo

Súp và nước dùng cũng chủ yếu là nước, tuy nhiên bạn nên chú ý đến hàm lượng calo và hàm lượng natri cao, điều này có thể là lý do khiến bạn nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này.


Cam và các loại trái cây khác có hàm lượng nước cao
Cam và các loại trái cây khác có hàm lượng nước cao

6. Những dấu hiệu mất nước là gì?

Mất nước và các vấn đề sức khỏe đi kèm đặc biệt rủi ro cho những người tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết nóng bức. Tương tự như vậy, hoạt động nhiều trong thời tiết khô nóng sẽ khiến bạn dễ bị mất nước hơn.

Các vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh thận, làm tăng tỷ lệ mất nước vì người bệnh đi tiểu nhiều lần. Ngay cả khi bị cảm lạnh cũng có thể khiến bạn ít ăn và uống như khi bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.

Khát chính là dấu hiệu mất nước rõ ràng nhất, cơ thể bạn đang thực sự bị mất nước trước khi bạn cảm thấy khát. Các biểu hiện khác cho thấy sự mất nước, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu đậm
  • Đi tiểu ít
  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Cảm giác hoang mang

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất nước có thể có những triệu chứng tương tự, cũng như tã của trẻ khô trong một thời gian dài và khi trẻ khóc mà không có nước mắt.

Nguy cơ mất nước rất đa dạng và nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng liên quan đến nhiệt độ, bắt đầu có thể xuất hiện dấu hiệu chuột rút, có khả năng dẫn đến say nắng
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các bệnh liên quan
  • Co giật do mất cân bằng natri, kali và các chất điện giải khác
  • Huyết áp giảm đột ngột, dẫn đến ngất xỉu và té ngã hoặc sốc giảm thể tích, một tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng do nồng độ oxy trong cơ thể thấp bất thường.

Nước tiểu đậm là dấu hiệu của tình trạng mất nước
Nước tiểu đậm là dấu hiệu của tình trạng mất nước

7. Có thể bạn uống quá nhiều nước?

Mặc dù điều đó là bất thường, nhưng vẫn có trường hợp có thể uống quá nhiều nước, điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc nước , với tình trạng này, nồng độ natri, kali và các chất điện giải khác bị pha loãng.

Nếu nồng độ natri giảm quá thấp, kết quả là hạ natri máu , có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Một số bệnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm độc nước hơn, vì chúng gây ứ nước trong cơ thể. Vì vậy, thậm chí uống một lượng nước bình thường có thể đẩy mức nước trong cơ thể lên mức quá cao.

Các bệnh này bao gồm:


Bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc nước
Bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc nước

Tỷ lệ chính xác của nước có trong cơ thể thay đổi theo tuổi, tình trạng tăng hoặc giảm cân, lượng nước tiêu thụ hàng ngày và tình trạng mất nước. Chỉ số nước trung bình trong cơ thể bạn sẽ nằm trong phạm vi cho phép nếu tỷ lệ nước có trong cơ thể là hơn 50 %.

Vào những ngày nắng nóng hay hoạt động nhiều, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường. Duy trì lượng nước trong cơ thể một cách hợp lý giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được đánh giá chính xác các chỉ số của cơ thể, ngoài ra thường xuyên kiểm tra sức khỏe còn giúp bạn phát hiện bệnh sớm, tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm thời gian, đồng thời khả năng chữa lành bệnh cao. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn triển khai nhiều gói khám sức khỏe tổng quát, đa dạng, phù hợp với lựa chọn của nhiều đối tượng, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát Trẻ em
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Tiêu chuẩn
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát VIP
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Kim cương

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe