Chỉ định sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm

Sinh thiết thận là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các tổn thương thận, nhằm xác định mức độ nghiêm trọng bệnh lý của thận hoặc đánh giá mức độ đáp ứng của phương pháp điều trị. Bệnh nhân có thể cần sinh thiết thận nếu đã từng ghép thận nhưng thận hoạt động không hiệu quả.

1. Những trường hợp được chỉ định sinh thiết thận

Sinh thiết thận được thực hiện bằng cách đưa một kim mảnh dài qua vùng lưng (hông) vào thận. Thủ thuật này được gọi là sinh thiết thận qua da. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT) để đưa các dụng cụ vào thận.

Các trường hợp cần chỉ định sinh thiết thận bao gồm:

  • Tiểu ra máu;
  • Tiểu đạm quá mức, các dấu hiệu khác của bệnh thận tăng cao hoặc đi kèm;
  • Chẩn đoán một vấn đề thận.
  • Trợ giúp phát triển kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng của thận.
  • Xác định mức độ tổn thương do bệnh thận hoặc bệnh khác.
  • Đánh giá điều trị bệnh thận đang như thế nào.
  • Tìm hiểu lý do tại sao quả thận cấy ghép không hoạt động đúng.
  • Nhóm bệnh cầu thận: Hội chứng thận hư, suy thận tiến triển nhanh chưa rõ nguyên nhân, bệnh hệ thống có tổn thương thận, ung thư thận, suy thận cấp không rõ nguyên nhân, đái máu vi thể dai dẳng có protein niệu, protein niệu dai dẳng > 1g/ 24 giờ...
  • Nhóm bệnh lý ống kẽ thận nghi do nhiễm độc hóa chất, do thuốc...

2. Chống chỉ định sinh thiết thận

  • Bệnh thận mạn giai đoạn muộn khi thận đã teo (Kích thước dọc thận < 9cm).
  • Người bệnh chỉ có một thận.
  • Rối loạn đông máu.
  • Tiểu cầu thấp < 150.000 G/l,
  • Tỷ lệ prothrombin thấp < 70%.
  • Người bệnh đang trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
  • Tăng huyết áp nặng.
  • Viêm thận bể thận cấp, thận đa nang, ứ nước.
  • Người bệnh có bệnh lý viêm mạch, phình mạch.

Bệnh thận mạn giai đoạn muộn khi thận đã teo có chống chỉ địnn thực hiện kỹ thuật này
Bệnh thận mạn giai đoạn muộn khi thận đã teo có chống chỉ địnn thực hiện kỹ thuật này

3. Các bước chuẩn bị sinh thiết thận

3.1 Chuẩn bị người bệnh

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nhịn ăn hoặc uống trong vòng tám giờ trước khi sinh thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể uống các thuốc thường dùng với một ít nước.
  • Trước khi làm sinh thiết, bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng và các dị ứng nếu có, đặc biệt là dị ứng với các loại thuốc gây tê. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng dùng thuốc aspirin hoặc thuốc làm loãng máu trong ba ngày trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác gần đây.
  • Tại khu điều trị nội trú, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay trang phục của bệnh viện và được đặt đường truyền tĩnh mạch trước khi chuyển đến Khoa Chẩn đoán hình ảnh.
  • Một số xét nghiệm máu phải được thực hiện trước khi sinh thiết thận để xác định bệnh nhân có bất kỳ vấn đề nào về chảy máu hoặc rối loạn đông máu hay không.
  • Bệnh nhân nên có thân nhân hoặc bạn bè đi cùng để đưa bệnh nhân về nhà sau khi thực hiện xong thủ thuật.
  • Người bệnh và gia đình được nghe bác sĩ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật. Gia đình ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.

3.2 Người thực hiện và phương tiện

02 bác sĩ, 01 điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa thận.

Phương tiện:

  • Máy siêu âm với đầu dò 3,5 - 5 MHz (có thể có đầu dò chuyên cho sinh thiết).
  • Bộ túi nilon vô khuẩn bọc đầu dò
  • Súng sinh thiết: 01 chiếc
  • Kim chuyên dùng để sinh thiết thận: 01 chiếc
  • Thuốc, hóa chất, dụng cụ thực hiện.

4. Các bước tiến hành sinh thiết thận

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm.

Bước 2: Kiểm tra người bệnh

Đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật

  • Thử phản ứng với thuốc gây tê lidocain.
  • Theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Người bệnh được nằm sấp trên bàn, hai chân duỗi thẳng:
  • Bác sĩ rửa tay, đi găng vô trùng
  • Sát trùng da vùng lưng định sinh thiết
  • Trải ga, săng vô khuẩn.
  • Định vị bằng siêu âm để tìm điểm sinh thiết thận
  • Gây tê vùng định chọc kim sinh thiết qua da bằng kim nhỏ
  • Chọc kim sinh thiết vào vị trí cực dưới của thận ghép dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Khi kim sinh thiết đã vào vùng định sinh thiết thì tiến hành cắt 01 mảnh tổ chức thận.
  • Rút súng sinh thiết, lấy mảnh tổ chức thận để vào miếng gạc có tẩm nước muối sinh lý để gửi đến Khoa giải Phẫu bệnh làm xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. Sau khi rút súng và kim sinh thiết phải ấn chặt cầm máu vị trí sinh thiết.
  • Sinh thiết lần 2, mảnh sinh thiết được gửi đến Khoa giải Phẫu bệnh làm xét nghiệm dưới kính hiển vi quang học.
  • Ấn cầm máu điểm sinh thiết trong vòng 5 phút.
  • Siêu âm kiểm tra lại thận sau sinh thiết.
  • Băng ép chặt vùng sinh thiết thận ghép và cho người bệnh về giường nằm ngửa bất động 24 giờ.

5. Theo dõi sau sinh thiết thận


Sau sinh thiết, người bệnh cần được cho làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ngay khi đi tiểu được
Sau sinh thiết, người bệnh cần được cho làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ngay khi đi tiểu được
  • Người bệnh cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, màu sắc nước tiểu, vị trí sinh thiết thận ghép và toàn trạng.
  • Sau sinh thiết, người bệnh cần được cho làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ngay khi đi tiểu được và theo dõi các biến chứng sau khi sinh thiết.

6. Kết quả sinh thiết thận

Kết quả sinh thiết từ các phòng xét nghiệm bệnh học sẽ có trong vòng khoảng một tuần. Trong tình huống khẩn cấp, một báo cáo đầy đủ hoặc một phần có thể có sẵn trong ít hơn 24 giờ. Trong lần khám tiếp theo, bác sĩ sẽ giải thích các kết quả. Các kết quả có thể giải thích sâu hơn những gì gây ra vấn đề thận, hoặc có thể được sử dụng để lập kế hoạch hoặc thay đổi điều trị.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe