Chỉ định của xạ trị trong điều trị ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn không cho chúng phát triển. Bức xạ nhắm vào khối u ung thư phổi và chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư ở khu vực đó của phổi. Hãy đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về chỉ định của xạ trị trong điều trị ung thư phổi.

1. Xạ trị ung thư phổi là gì? Xạ trị ung thư phổi có đau không? Xạ trị có thể chữa khỏi ung thư phổi không?

Xạ trị chính là việc sử dụng tia X năng lượng cao để điều trị ung thư. Trong xạ trị ung thư phổi thì bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một máy gia tốc tuyến tính (máy xạ) tạo ra các tia bức xạ chiếu vào cơ thể và phương pháp này còn được gọi là liệu pháp xạ ngoài (EBRT – External beam radiotherapy). Bức xạ có thể đến từ bên ngoài cơ thể (bên ngoài) hoặc từ các vật liệu phóng xạ được đặt trực tiếp vào bên trong khối u ung thư phổi (bên trong / cấy ghép). Bức xạ bên ngoài được sử dụng thường xuyên nhất. Việc điều trị sẽ được các bác sĩ và kỹ sư vật lý phóng xạ lập kế hoạch cẩn thận và cá nhân hóa đối với từng bệnh nhân cụ thể.

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến, nhưng liệu nó có thể chữa khỏi bệnh? Tỷ lệ thành công của bức xạ phụ thuộc vào loại được sử dụng, nó đang được sử dụng để làm gì, giai đoạn của bệnh ung thư, và nhiều hơn nữa.

Trong ung thư phổi giai đoạn đầu, bức xạ có thể được thử nghiệm như một phương pháp điều trị, đặc biệt là ở những người không được mong đợi là có kết quả tốt với phẫu thuật. Trong khi thuật ngữ "chữa khỏi" lại hiếm khi được sử dụng.

Với các khối ung thư lớn hoặc đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận, bức xạ có thể được sử dụng để giảm kích thước của khối u để có thể tiến hành phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.

Khi bệnh tiến triển, bức xạ thường được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm nhẹ - một phương pháp điều trị được thiết kế để làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng không phải là phương pháp chữa bệnh hoặc để kéo dài tuổi thọ.

Xạ trị có thể chữa khỏi ung thư phổi không?

Khi xem xét tỷ lệ sống sót của các loại ung thư phổi, điều quan trọng cần lưu ý là không có hai loại ung thư phổi nào giống nhau. Ngay cả khi hai người phát triển ung thư cùng loại và cùng giai đoạn, họ có thể có kết quả khác nhau đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như đột biến gen có trong khối u.

Có thể xạ trị triệu chứng khi không thể chữa khỏi bệnh đối với:

  • Với các khối u não: duy trì chức năng thần kinh của bệnh nhân và phòng ngừa các biến chứng thần kinh.
  • Với bệnh nhân ung thư bị chèn ép tủy sống: giúp ngăn ngừa mất chức năng thần kinh tiến triển.
  • Với hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: xạ giúp giải phóng tắc nghẽn tĩnh mạch.
  • Với tổn thương xương có đau: thường làm giảm các triệu chứng

Xạ trị không chỉ diệt các tế bào ác tính mà nó còn phá hủy các tế bào lành. Vì thế, nguy cơ cho mô lành phải được cân nhắc so với hiệu quả có thể đạt được. Kết quả xạ trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Đặc điểm của xạ trị (phương thức, thời gian, thể tích, liều xạ)
  • Đặc điểm của khối u (giai đoạn trong chu kỳ tế bào, sự oxy hóa, đặc điểm phân tử, độ nhạy cảm vốn có với tia xạ)

Nói chung, các tế bào u bị tiêu diệt chọn lọc là do tốc độ chuyển hóa cao và tăng sinh mạnh. Mô bình thường có khả năng tự sửa chữa tốt hơn nên kết quả là khối u bị phá hủy nhiều hơn

Các yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc trong quá trình xạ trị bao gồm:

  • Thời gian điều trị (quan trọng)
  • Phân liều (quan trọng)
  • Mô bình thường trong hoặc gần trường chiếu xạ được đề xuất
  • Thể tích đích
  • Cấu hình của chùm tia xạ
  • Phân bố liều
  • Phương thức và mức năng lượng bức xạ phù hợp nhất với tình trạng bệnh nhân.

Kế hoạch xạ trị này cũng được thiết kế phù hợp với đặc điểm động học của sự phát triển khối u, để đạt tác dụng tiêu diệt khối u tối đa trong khi hạn chế nhất các tác động ở trên tổ chức mô lành.

Các buổi xạ trị sẽ phải bắt đầu bằng việc đặt bệnh nhân đúng vị trí chính xác. Khuôn hoặc mặt nạ nhựa thường sẽ được thiết kế để đảm bảo vị trí xạ trị chính xác cho các ngày xạ tiếp theo. Cảm biến laser được sử dụng. Tổng liều xạ trị cũng được chia ra thành nhiều buổi khác nhau, bao gồm các liều lớn hàng ngày trong khoảng 3 tuần để điều trị giảm nhẹ hoặc sử dụng liều nhỏ hơn, một lần / ngày x 5 ngày / tuần trong 6 đến 8 tuần để điều trị.

2. Chỉ định của xạ trị trong ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi thường sẽ được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể người bệnh.

Ngoài ra xạ trị ung thư phổi còn được chỉ định với các giai đoạn sau nhằm thu nhỏ khối u, kết hợp với các biện pháp khác như phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u, giảm những đau đớn khó chịu cho người bệnh

3. Mục đích xạ trị ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi sẽ có nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, cụ thể:

  • Giảm kích thước các khối u
  • Kết hợp với phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u, có thể mổ loại bỏ dễ dàng hơn cũng như xạ trị tiêu diệt những khối u còn sót lại sau phẫu thuật
  • Ở những trường hợp mới phát hiện, khối u còn bé thì xạ trị là phương pháp điều trị chính nhằm loại bỏ khối u
  • Giảm đau đớn cho bệnh nhân, giảm những triệu chứng của ung thư phổi
  • Ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị ung thư phổi
  • Tiêu diệt các tế bào di căn của ung thư phổi lên não

4. Tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị ung thư phổi

Như đã trình bày ở trên thì xạ trị là biện pháp tương đối an toàn tuy nhiên vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ của xạ trị ung thư không mong muốn đến người bệnh như:

  • Phá hủy cả những tế bào trong cơ thể người bệnh trong quá trình phá vỡ cấu trúc tế bào ung thư khiến người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này thông thường sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần sau xạ trị.
  • Có thể xảy ra kích ứng da, tấy đỏ bong da và triệu chứng này thường xuất hiện trong 2 tuần đầu điều trị
  • Đau, khó nuốt, khô miệng, thay đổi vị giác
  • Có thể gây ra mô sẹo
  • Một số bệnh nhân xạ trị ở vùng bụng có thể xảy ra tiêu chảy

Ngoài ra đặc biệt về vấn đề sinh sản và người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai nếu tiến hành xạ trị ung thư phổi có thể gây nên tật nguyền ở thai nhi, do vậy phụ nữ không nên mang thai trong quá trình xạ trị ung thư phổi
  • Chất lượng tinh trùng của đàn ông tiến hành xạ trị ung thư phổi cũng không tốt do vậy trong nên có con trong giai đoạn xạ trị.

Do vậy trong suốt quá trình điều trị ung thư và đặc biệt là xạ trị ung thư phổi, việc đặc biệt quan tâm tới tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm được tác dụng phụ của hóa xạ trị là rất cần thiết.

Tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giúp quá trình xạ trị ung thư hiệu quả hơn và giảm được những tác dụng phụ của xạ trị ung thư có thể mang đến.

5. Điều trị ung thư phổi bằng xạ trị

Có hai cách chính để điều trị ung thư phổi bằng xạ trị:

  • Xạ trị chùm tia bên ngoài (EBRT): Đây là cách xạ trị được sử dụng trong điều trị ung thư rộng rãi nhất.

Thông thường, người bệnh cũng sẽ được đặt nằm cố định trên bàn xạ, có thể dùng các dụng cụ để cố định bệnh nhân khi máy đang phát tia. Kỹ thuật viên sẽ đánh dấu vị trí khối u để khi điều khiển máy và tia xạ không bị đi chệch ra ngoài.

Các bác sĩ quyết định liều phóng xạ mà người bệnh sẽ phải nhận và những cách tốt để nhắm nó đến khối u dựa vào các yếu tố như: Kích thước khối u, độ nhạy cảm đối với tia xạ của khối u và mức độ chịu đựng của những mô lành ở khu vực xung quanh đó...

  • Xạ trị bên trong (brachytherapy): Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát là phương pháp điều trị bằng cách đưa một nguồn phóng xạ (rắn hoặc lỏng) vào bên trong cơ thể và đến gần nhất với vị trí khối u.

Đối với nguồn phóng xạ dạng rắn: Các thiết bị như ống, kim, sợi hoặc phiến mỏng được đặt gần hoặc vào trong khối u. Đây chính là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tác động đến một bộ phận nhất định được nhắm đến.

Đối với nguồn phóng xạ dạng lỏng, hay còn gọi là liệu pháp dược phóng xạ, sẽ có ảnh hưởng đến toàn thân. Biện pháp này chính là đưa bức xạ di chuyển trong máu đến khắp cơ thể bệnh nhân. Bức xạ sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng bức xạ bằng đường uống, tiêm truyền, sau đó sẽ thải bức xạ qua đường tiểu, mồ hôi, nước bọt trong một thời gian.

Xạ trị trong việc sử dụng tia bức xạ tập trung cao điểm hơn phương pháp xạ trị ngoài. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị thì các bức xạ còn sót lại trong cơ thể không gây hại cho tế bào lành.

Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng mô hình tiếp cận đa chuyên khoa trong chẩn đoán, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện. Trung tâm Ung bướu Vinmec có những ưu điểm vượt trội trong điều trị ung thư như:

  • Vinmec Hội tụ các chuyên gia giỏi về xạ trị, hóa trị, phẫu trị, được trang bị các phương tiện hiện đại.
  • Hệ thống lập kế hoạch xạ trị và Máy xạ trị Truebeam hiện đại nhất Đông Nam Á, với ưu thế vượt trội giảm thiểu ảnh hưởng của tia xạ lên các mô lành tính so với tia X, giảm thời gian chiếu xạ và nguy cơ tác dụng phụ đối với người bệnh.) giúp điều trị hiệu quả các bệnh ung thư phổ biến: Phổi, Đầu mặt cổ, vú....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com, cancer.org, oncolink.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe