Liệt dạ dày có thể xảy ra tạm thời hoặc mãn tính. Tình trạng này có thể là một triệu chứng của một vấn đề khác về y tế, hoặc cũng có thể là vô căn. Bất kể nguyên nhân hoặc thời gian gây ra chứng đau dạ dày của bạn, thì việc ăn nhiều bữa nhỏ và hạn chế chất xơ cũng như chất béo có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết sau khi phục hồi các triệu chứng dạ dày.
1. Đau dạ dày
Chứng liệt dạ dày, tình trạng dạ dày của bạn đổ vào ruột non chậm hơn bình thường. Chứng liệt dạ dày có thể được kích hoạt bởi một bệnh hoặc một bệnh lâu dài, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus. Các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày có thể tiến triển từ nhẹ hoặc nặng, và thường bao gồm tình trạng: Nôn mửa, đầy bụng, buồn nôn và ợ chua. Đôi khi chứng đau dạ dày cho biết một dấu hiệu tạm thời cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề khác mà bạn đang phải đối phó.
Chứng đau dạ dày cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt cơn hoặc một thủ thuật y tế khác làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của bạn. Khi bạn bị chứng liệt dạ dày, hàm lượng các chất dinh dưỡng như chất béo và chất xơ được sử dụng đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của cơ thể đồng thời mức độ của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, đau dạ dày ăn gì sẽ cải thiện được tình trạng này. Phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống đôi khi là phương pháp điều trị đầu tiên được đề xuất cho những người bị chứng liệt dạ dày nhằm giúp giảm bớt các dấu hiệu khó chịu của bệnh gây nên.
2. Cách chế biến và sử dụng thức ăn
Mục đích để giảm bớt các triệu chứng của bạn trong khi vẫn đảm bảo bạn nhận được đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì cách chế biến và sử dụng thức ăn khá quan trọng. Tuy nhiên, ăn kiêng cho người đau dạ dày ở mỗi người đều khác nhau, nhưng bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể yêu cầu bạn:
- Chia bữa ăn hàng ngày thành những bữa nhỏ. Bạn cố gắng sắp xếp các bữa ăn trong trường hợp bạn phải ra ngoài. Ngày ăn có thể chia thành khoảng 4 - 6 lần. Bụng của bạn có thể sưng ít hơn và trống rỗng nhanh hơn nếu bạn không nạp quá nhiều thức ăn vào cùng một lúc. Một bữa ăn nhỏ khoảng 1 đến 1/2 chén thức ăn.
- Trước tiên bạn nên lựa chọn và sử dụng thức ăn lành mạnh. Bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa calo rỗng như món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ.
- Ăn kiêng khi bị đau dạ dày có thể thực hiện xay các loại thực phẩm ra khi đó sẽ giúp chất lỏng rời khỏi dạ dày của bạn nhanh hơn chất rắn. Bạn nên cho thực phẩm của bạn vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm với nước, nước trái cây, sữa hoặc nước dùng. Bạn cũng có thể trộn thịt, kể cả cá và gà.
- Ăn ít chất xơ và chất béo. Những loại thực phẩm giàu chất xơ và chất béo có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Bạn có thể cảm thấy ổn nếu bạn cung cấp dưới 2-3 gam chất xơ trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể cần cố gắng giữ lượng chất béo của mình từ 30 đến 50 gam hoặc ít hơn mỗi ngày.
- Thêm đồ uống nhiều chất béo. Bụng của bạn sẽ dễ chịu hơn khi tiêu hóa chất béo lỏng. Cho nên bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm này nhằm cung cấp nhiều hơn calo cho cơ thể.
- Nhai kỹ thức ăn. Thức ăn rắn khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn. Thức ăn của bạn sẽ giống như khoai tây nghiền trước khi bạn nuốt.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn nên uống nhiều nước và các chất lỏng khác mỗi ngày. Mất nước có thể làm cho cảm giác buồn nôn của bạn tồi tệ hơn. Nếu bạn nôn nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống đồ uống thể thao hoặc đồ uống có đường hoặc chất điện giải.
- Sử dụng thức ăn đặc trước. Bạn nên thử thức ăn đặc vào buổi sáng và ăn các bữa ăn lỏng hơn sau đó trong ngày. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện chế độ ăn toàn chất lỏng trong một thời gian.
3. Những loại thực phẩm nên tránh sử dụng
3.1.Thực phẩm có quá nhiều chất béo
Bạn sẽ muốn hạn chế thức ăn rắn có nhiều chất béo, bao gồm: Thịt không nạc chẳng hạn như: Xúc xích và bất cứ loại thực phẩm nào được chiên, rán trước khi sử dụng hoặc nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn hãy thử các loại thực phẩm không có chất béo, ít chất béo hoặc giảm chất béo.
3.2. Thức ăn giàu chất xơ
Một số loại trái cây và rau có thể khiến cho bạn cảm thấy khó nhai. Đồng thời những loại trái cây này cũng có thể gây ra sự hình thành bezoar - chất xơ kết tụ lại với nhau. Bạn có thể bị tắc nghẽn các loại thực phẩm này trong dạ dày. Một số thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể không nên sử dụng:
- Trái cây sống và khô chẳng hạn như táo, quả mọng, dừa, quả sung, cam và hồng
- Rau sống chẳng hạn như cải Brussels, ngô, đậu xanh, rau diếp, vỏ khoai tây và dưa cải bắp
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại hạt bao gồm bơ hạt dai và bỏng ngô
- Các loại đậu hoặc đậu khô như đậu lăng, đậu nành hoặc đậu nướng
3.3. Thức ăn dai
Những loại thức ăn này sẽ gồm các loại thịt như: Bít tết và thịt nướng, hoặc bất cứ loại thịt nào có da.
3.4. Sản phẩm bơ sữa
Bạn có thể không tiêu hóa tốt lactose, một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa không có lactose hoặc không có sữa như đậu nành.
3.5. Rượu và hút thuốc
Những thứ này có thể làm dạ dày của bạn trống rỗng nhiều hơn.
3.6. Nước giải khát có ga
Khi bạn sử dụng nước giải khát có ga khiến cho không khí thừa có thể làm đầy dạ dày của bạn.
3.7 Sử dụng lượng lớn chất lỏng cung cấp cho cơ thể
Quá nhiều chất lỏng cùng một lúc có thể khiến bạn cảm thấy thực sự no. Vì vậy, bạn hãy cố gắng uống từng ngụm nhỏ trong khi ăn.
4. Những thực phẩm bạn nên sử dụng
Bạn sẽ cần thử các loại thực phẩm khác nhau để xem loại nào phù hợp với mình. Nhưng bác sĩ của bạn có thể đề nghị:
- Tinh bột: Những loại thực phẩm thuộc nhóm này có thể lựa chọn chẳng hạn như: mì ống trắng, bánh mì trắng, bánh quy giòn, bánh nướng xốp kiểu Anh, màu trắng
- Hạt: Bạn có thể chọn các loại hạt bao gồm: Yến mạch nhanh, gạo trắng, Ngũ cốc ít chất xơ (dưới 2 gam mỗi khẩu phần)
- Chất đạm: Những thực phẩm có chứa thành phần chất đạm phong phú bao gồm: Thịt gà, cá, đậu hũ, thịt nạc (thịt bò hoặc thịt lợn), hạt mịn hoặc bơ hạt (1-2 muỗng canh)
- Trái cây (gọt vỏ, đóng hộp hoặc nấu chín): Táo, chuối, bưởi, đào hoặc lê. honeydew hoặc dưa đỏ
- Rau (nấu chín và gọt vỏ) bao gồm: Cà rốt, quả bí, bí đao, ớt, khoai lang hoặc khoai tây trắng, gọt vỏ
- Các lựa chọn từ sữa hoặc thực vật: Sữa tách béo, đậu nành, gạo, sữa hạnh nhân, pho mát chất béo thấp, pudding hoặc sữa chua
- Đồ uống có hàm lượng calo cao: Các loại nước ép trái cây, đồ uống thể thao, sữa lắc, sinh tố protein, sữa có hàm lượng chất béo cao hơn (2% và sữa nguyên chất, hoặc sữa yến mạch đầy đủ chất béo), thức uống dinh dưỡng
5. Một số mẹo áp dụng cho người bị đau dạ dày
- Ngồi khi ăn: Bạn không nên cúi xuống hoặc nằm xuống trong khi ăn. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên cố gắng đứng thẳng ít nhất 1-3 giờ sau khi bạn hoàn thành, khi đó có thể làm giảm áp lực lên dạ dày của bạn.
- Đi dạo: Các triệu chứng của bạn có thể thuyên giảm nếu bạn đi dạo hoặc vận động sau khi ăn.
- Viết nhật ký thực phẩm: Viết ra những gì bạn ăn và cảm giác của bạn sau khi sử dụng các loại thực phẩm đó, có thể giúp bạn tìm ra loại thực phẩm tốt cho tình trạng của bạn đồng thời bạn cũng sẽ biết được những thực phẩm có thể sẽ làm cho triệu chứng bệnh của bạn trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
6. Bệnh liệt dạ dày và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Đó là do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bạn, bao gồm cả các dây thần kinh trong bụng của bạn. Khi gặp những dấu hiệu này bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com