Chẩn đoán và điều trị túi thừa bàng quang

Đa số túi thừa bàng quang thường được phát hiện ra ngẫu nhiên qua những lần khám tổng quát, đây là một tổn thương lành tính của thành bàng quang. Việc chẩn đoán và điều trị túi thừa bàng quang kịp thời sẽ hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc của bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn đến túi thừa bàng quang?

Sự thoát vị của các lớp niêm mạc ở bàng quang qua cơ bàng quang sẽ dẫn đến việc hình thành túi thừa bàng quang. Hầu hết các trường hợp người bệnh bị túi thừa bàng quang đều có vị trí túi là mặt sau của bàng quang.

Túi thừa bàng quang được hình thành do bẩm sinh hoặc do mắc phải.

  • Nguyên nhân bẩm sinh thường xảy ra trong quá trình hình thành bàng quang của trẻ, túi thừa bàng quang thường sẽ nằm ở vị trí gần chỗ cắm vào của niệu quản. Vì đoạn niệu bị túi thừa chèn ép vào quá mức nên sẽ làm ảnh hưởng đến niệu quản, gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản hay bị phình niệu quản.
  • Nguyên nhân mắc phải hầu hết xảy ra ở người lớn. Ban đầu bàng quan hoàn toàn bình thường, sau đó do có sự tắc nghẽn đường nước tiểu ra nên làm tăng áp lực lên bàng quang. Từ đó dẫn đến sự hình thành túi thừa bàng quang.

Tắc nghẽn đường nước tiểu lâu ngày dẫn đến nguy cơ hình thành túi thừa bàng quang
Tắc nghẽn đường nước tiểu lâu ngày dẫn đến nguy cơ hình thành túi thừa bàng quang

2. Biến chứng tại chỗ của túi thừa bàng quang

Thành túi thừa bàng quang chỉ có lớp niêm mạc và lớp thanh mạc mà không hề có các lớp cơ, hơn nữa cổ túi thừa lại rất hẹp. Chính vì thế mà nước tiểu luôn bị ứ đọng lại trong túi thừa này. Lâu dần sẽ dẫn đến những biến chứng như:

3. Chẩn đoán túi thừa bàng quang

Có khá nhiều phương pháp để chẩn đoán túi thừa bàng quang và có thể sử dụng cho cả nam và nữ.

3.1 Khám thực thể

Khám thực thể là phương pháp rất hay dùng trong khám hệ tiết niệu. Khám thực thể là bác sĩ sẽ nhìn, sờ, gõ để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu của bệnh nhân. Căn cứ thêm vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, nước tiểu hay sinh thiết tế bào... để cuối cùng đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Với người bệnh là nữ có túi thừa bàng quang, bác sĩ có thể thăm khám thành âm đạo để phát hiện ra những khối xuất hiện bên dưới. Không chỉ vậy, bác sĩ cũng có thể tìm cách để lấy hết mủ hay nước tiểu từ bên trong túi thừa ra bằng phương pháp này.


Khám thực thể kết hợp với xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán về bệnh
Khám thực thể kết hợp với xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán về bệnh

3.2 Siêu âm

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh rất phổ biến. Nhờ việc siêu âm vùng chậu, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát thấy túi thừa bàng quang của bệnh nhân nếu có.

3.3 Nội soi bàng quang

Phương pháp nội soi bàng quang cũng được sử dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiết niệu cho bệnh nhân. Với phương pháp này, ống kính nội soi sẽ được đưa vào trong bàng quang của bệnh nhân qua ngã niệu đạo.

Bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi thông qua màn hình nội soi hay nhìn trực tiếp qua ống nội soi để kiểm tra bệnh nhân có túi thừa bàng quang hay không. Với phương pháp này, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ niêm mạc bàng quang để sinh thiết, từ đó chẩn đoán được các bệnh về đường tiết niệu.

3.4 Chụp cộng hưởng từ MRI, X – quang bàng quang và đường tiểu khi đi tiểu

Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là phương pháp chẩn đoán tốt bệnh túi thừa bàng quang ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó, X – quang bàng quang cũng là phương pháp khá tốt để chẩn đoán túi thừa bàng quang.

3.5 Chụp niệu đạo áp lực dương bóng đôi

Phương pháp này có phần giống với chụp X – quang bàng quang và đường tiểu như trên. Tuy nhiên, phương pháp này lại sử dụng một ống thông đặc biệt để chẩn đoán túi thừa niệu đạo đem lại tỷ lệ chính xác 90%.

Song phương pháp này là một chẩn đoán xâm lấn nên sẽ khiến bệnh nhân rất khó chịu và cần phải gây mê. Chính vì thế nó không được sử dụng nhiều và không phải một lựa chọn công cụ chẩn đoán đầu tay.


Các phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh sử dụng được với cả nam và nữ
Các phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh sử dụng được với cả nam và nữ

4. Điều trị túi thừa bàng quang

Để điều trị túi thừa bàng quang, các bác sĩ có khá nhiều phương pháp mà bệnh nhân có thể lựa chọn.

  • Cắt bỏ hoàn toàn túi thừa bàng quang
  • Cắt vào cổ túi rồi rút hết thành phần bên trong ra
  • Dùng thủ thuật Spence, mở đường từ túi thừa vào âm đạo

Phẫu thuật điều trị túi thừa bàng quang có thể được thực hiện bằng mổ mở, cắt hoàn toàn túi thừa ngoài hoặc trong bàng quang. Bác sĩ cũng có thể kết hợp với mở bàng quang và đóng kín cổ túi thừa sau khi cắt.

Nếu túi thừa tiên phát và có ảnh hưởng đến niệu quản thì thì cần phẫu thuật kết hợp cắm lại niệu quản. Nếu túi thừa nhỏ, bác sĩ có thể làm phẫu thuật nội soi niệu đạo bàng quang và rạch rộng cổ túi thừa.

Nếu túi thừa là thứ phát thì phải loại bỏ được nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu dưới và làm giảm đi áp lực bàng quang.

Tùy vào trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phương án phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được dùng một số loại kháng sinh trong ít nhất 24h và có thể được đặt một ống thông, giữ cố định hình dạng niệu đạo trong vài tuần. Tùy theo tình trạng hồi phục mà bệnh nhân sẽ được rút ống thông.

Bất kỳ phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra biến chứng hay một số tác dụng phụ. Với phẫu thuật điều trị túi thừa bàng quang, những tác dụng phụ có thể xảy ra đó là chảy máu nhiều, túi thừa tái phát, nhiễm trùng, sẹo niệu đạo, lỗ rò niệu đạo. Bệnh nhân nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe