Biến chứng của túi thừa bàng quang

Túi hình thành dọc theo chiều dài của niệu đạo được gọi là túi thừa niệu đạo hay túi thừa bàng quang. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng thường xuyên và tiểu không tự chủ được khi nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại ở túi thừa. Túi thừa âm đạo tuy là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.

1. Túi thừa bàng quang là gì?

Tình trạng tổn thương lành tính của thành bàng quang biểu hiện dưới dạng một túi phát sinh từ thành của bàng quang, mỏng, chỉ có lớp niêm mạc và thanh mạc được gọi là túi thừa bàng quang (bladder diverticulum).

Phần lớn các trường hợp mắc túi thừa bàng quang được phát hiện ngẫu nhiên hay qua khám các triệu chứng không đặc hiệu của đường tiểu dưới như bí tiểu, tiểu máu, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Phần lớn túi thừa bàng quang là do bẩm sinh với các biểu hiện ngay từ thời thơ ấu. Ở người trưởng thành thường không có triệu chứng đặc hiệu và khá hiếm gặp. Túi thừa bàng quang xuất hiện hầu hết ở nam giới và thường chỉ có một túi thừa đơn độc, xuất hiện hầu hết ở phái nam, có ở vị trí sau ngoài lỗ niệu quản.


Túi thừa niệu quản thường xảy ra ở nam giới
Túi thừa niệu quản thường xảy ra ở nam giới

2. Triệu chứng của túi thừa bàng quang

Ở giai đoạn đầu, túi thừa bàng quang thường không có triệu chứng nào đặc hiệu, tuy nhiên khi thể tích của nó tăng dần, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh, thường là do các biến chứng tại chỗ do túi thừa gây ra.

Các biểu hiện của túi thừa bàng quang rất đa dạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường không liên quan đến kích thước túi thừa. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này, bao gồm:

Bệnh nhân mắc túi thừa bàng quang có thể xuất hiện một trong số các triệu chứng trên hoặc đồng thời. Các triệu chứng này có thể không xuất hiện liên tục.


Bệnh túi thừa bàng quang dễ dẫn tới rối loạn tiểu tiện
Bệnh túi thừa bàng quang dễ dẫn tới rối loạn tiểu tiện

3. Nguyên nhân gây túi thừa bàng quang

Nguyên nhân gây túi thừa bàng quang có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Thành bàng quang tại chỗ nối bàng quang - niệu quản yếu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng túi thừa bàng quang. Chấn thương vùng chậu trong khi sinh cũng được xác định là tác nhân hình thành túi thừa bàng quang. Túi thừa bàng quang thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

4. Chẩn đoán túi thừa bàng quang

Một số phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán túi thừa bàng quang, bao gồm:

  • Khám thực thể: khi tiến hành thăm khác các thành của âm đạo ở phụ nữ, có thể phát hiện các khối ở bên dưới. Bên cạnh đó, mủ hoặc nước tiểu từ túi thừa cũng sẽ được lấy ra trong khi bác sĩ thăm khám.
  • Phương pháp siêu âm: đây là phương pháp sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của vùng chậu. Đây được coi là một phương pháp chẩn đoán phổ biến.
  • Phương pháp nội soi bàng quang: để xác định xem liệu có tồn tại túi thừa bàng quang hay không, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bàng quang bằng cách đặt ống soi vào bàng quang để quan sát.
  • Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI): đây được coi là phương pháp chẩn đoán tốt nhất hiện nay để chẩn đoán túi thừa bàng quang..

Chẩn đoán túi thừa bàng quang bằng hình ảnh
Chẩn đoán túi thừa bàng quang bằng hình ảnh

  • Phương pháp chụp niệu đồ tĩnh mạch
  • Phương pháp chụp X-quang bàng quang và đường tiết niệu khi đi tiểu (VCUG).
  • Sinh thiết nếu nghi ngờ biến chứng ác tính

Để đề phòng biến chứng do túi thừa bàng quang gây ra, cần chú ý thăm khám theo dõi sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, để đánh giá chức năng của thận, ngoài siêu âm, có thể thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, nhằm có hướng xử trí kịp thời.

5. Biến chứng của túi thừa bàng quang

Nguyên nhân dẫn tới các biến chứng tại hệ thống tiết niệu là bởi không có lớp cớ nên chức năng tống xuất nước tiểu đọng trong túi thừa kém, vì vậy mỗi lần đi tiểu, nước tiểu trong túi thừa không được tống hết nên có một lượng nước tiểu nhất định còn tồn đọng.

Quá trình này kéo dài khiến túi thừa càng ngày càng căng lên, gây chèn ép cổ bàng quang và đè niệu đạo, dẫn đến các biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiểu tái đi tái lại, sỏi túi thừa, bí tiểu cấp và mạn tính, nguy hiểm nhất là ung thư bàng quang hay những biến đổi tiền ác tính.

Ứ nước ở niệu quản và thận là những biến chứng thường gặp, gây suy giảm chức năng đường tiết niệu do hậu quả tắc nghẽn hay trào ngược. Khoảng 3-5% các trường hợp, có nguy cơ mắc biến chứng ung thư biểu mô tuyến của niêm mạc túi thừa bàng quang.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời túi thừa bàng quang rất quan trọng, nhằm giảm những tác động do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe