Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thanh An - Bác sĩ Can thiệp tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Quản lý đái tháo đường type 1 và type 2 cần thiết phải kiểm soát đa mục tiêu, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát đường máu. Duy trì mức đường máu ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh thận do đái tháo đường và bệnh thần kinh) và mạch máu lớn (bệnh động mạch vành, động mạch ngoại biên, mạch máu não) đi kèm với bệnh đái tháo đường.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nói đến biến chứng mạch máu lớn của bệnh nhân đái tháo đường.

1. Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường có thường gặp không?

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường làm tăng gấp 2-4 lần xuất hiện các bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh mạch máu não. Ước tính có đến 37-42% trong số các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não ở Mỹ là do bệnh đáo đường, đơn độc hay phối hợp với bệnh tăng huyết áp. Tần suất bệnh mạch vành hoặc đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường chiếm khoảng 34% ở cả nam và nữ. Tần suất bệnh mạch máu ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường ≥30 tuổi chiếm 26%.


Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

2. Bệnh mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện triệu chứng gì?

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường tiến triển sớm và thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và xơ vữa động mạch chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Đường huyết cao làm gia tăng tính kết dính ở thành mạch máu, các tiểu cầu dễ tích tụ lại ở vùng mạch máu đã bị tổn thương, các sợi fibrin cũng tồn tại lâu hơn ở bệnh đái tháo đường, do đó bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn người bình thường.

Biểu hiện lâm sàng của xơ vữa động mạch xảy ra ở 3 nhóm mạch máu: động mạch vành, mạch ngoại biên và động mạch cảnh ngoài sọ. Tiểu đường làm gia tăng tỷ lệ mắc và làm tăng nhanh quá trình diễn biến lâm sàng của mỗi nhóm.

Bệnh nhân đái tháo đường có đi kèm bệnh mạch vành có thể biểu hiện đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định, nhồi máu cơ tim, hoặc rối loạn nhịp tim; tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng gì.

Bệnh nhân đái tháo đường có đi kèm bệnh mạch máu não có thể biểu hiện khiếm khuyết thần kinh khu trú khởi phát đột ngột, như méo miệng, yếu hoặc liệt tay chân một bên cơ thể. Chóng mặt, nói đớ, thay đổi dáng đi, mất thị trường cũng có thể là một trong các biểu hiện triệu chứng của bệnh mạch máu não.

Bệnh mạch máu ngoại vi thường được nhân ra bởi cảm giác đau chân khi đi lại hoặc gắng sức, và có thể tiến triển đến đau khi nghỉ, hoặc loét đầu chi do thiếu máu cục bộ. Nhưng phần lớn trường hợp là không có triệu chứng.


Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch vành
Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch vành

3. Điều trị biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

  • Kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể làm giảm tác dụng có hại của tăng đường huyết đối với các mô của cơ thể. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cần phải được phải kết hợp với điều trị các yếu tố nguy cơ mắc kèm, đặc biệt là hút thuốc lárối loạn lipid máu.
  • Nếu phát hiện các bất thường về sức khỏe cần đi khám để xử trí sớm và triệt để.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe