Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm quầng như thế nào?

Viêm quầng là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra trên da và mô dưới da của người bệnh. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người cao tuổi. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân mắc viêm quầng cần điều trị bằng kháng sinh ở ngay giai đoạn sớm.

1. Chẩn đoán bệnh viêm quầng như thế nào?

1.1 Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định bệnh viêm quầng chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng:

  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt cao đột ngột, từ 39-40 độ C, kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn và nôn mửa...Ở những đối tượng có sức đề kháng kém, như trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính hay suy giảm hệ thống miễn dịch thường biểu hiện bệnh nặng hơn như sốt cao, li bì, thậm chí là hôn mê.
  • Hạch liên quan tới vị trí tổn thương trên da sưng đau. Như tổn thương ở mặt thì hạch góc hàm nổi...
  • Tổn thương cơ bản trên da: Đám da tổn thương cao hơn mặt da lành, có bờ phân biệt ranh giới rõ với da lành, trên bề mặt vị trí nơi thương tổn có màu đỏ tươi hoặc thậm màu và tổn thương thấy hình ảnh giống như vỏ quýt, có thể thấy bọng nước ở giữa hoặc đôi khi là tình loét hoại tử. Đầu tiên khi mới xuất hiện một vết đỏ nhỏ, sau đó lan dần ra ngoại vi xung quanh thành mảng, cứng...
  • Tại vị trí tổn thương trên da thấy đau tự nhiên, tăng lên khi sờ nắn.
  • Vị trí thường gặp: Ở trẻ sơ sinh thường gặp ở bụng, ở trẻ lớn hơn thường gặp ở trên mặt, tai, da đầu và người lớn thì bệnh viêm quầng ở chân, tay nhiều hơn mặt, ít gặp hơn là ở tai.

Các dấu hiệu cận lâm sàng:

  • Công thức máu: Thấy số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng.
  • Tốc độ máu lắng tăng.
  • Xuất hiện albumin niệu nếu có biến chứng gây tổn thương ở thân.
  • Cấy dịch, mủ tại vị trí tổn thương có giá trị xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • Cấy máu: Ít có giá trị. Trường hợp nghi nhiễm khuẩn huyết thì dương tính.

Nếu bệnh nhân bị viêm quầng, số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính sẽ tăng trong xét nghiệm công thức máu
Nếu bệnh nhân bị viêm quầng, số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính sẽ tăng trong xét nghiệm công thức máu

1.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm mô tế bào( cellulitis). Bệnh viêm mô tế bào có đặc trưng bởi đám da đỏ có hình đa cung, phù cứng, không có bờ và ranh giới không rõ với vùng da lành. Không có sưng hạch bạch huyết. Tổn thương ở tổ chức sâu hơn.

2. Điều trị bệnh viêm quầng

Điều trị bệnh viêm quầng chủ yếu là các biện pháp nội khoa như chăm sóc tại chỗ, điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.

2.1 Các biện pháp chăm sóc tại chỗ

  • Bệnh nhân cần được cho nhập viện điều trị nội trú.
  • Nằm nghỉ tại giường, nếu tổn thương ở chi cần bất động chi bi thương tổn có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng, viêm.
  • Đắp gạc ướt liên tục lên da, nên áp dụng cho thương tổn có trầy da rỉ dịch hoặc loét da.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước.

2.2 Điều trị triệu chứng

  • Bệnh nhân sốt cần hạ sốt bằng các loại thuốc như paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng, uống cách 4-6 giờ nếu sốt. Hoặc có thể dùng ibuprofen để giảm đau, hạ sốt.
  • Giảm đau: Ngoài các biện pháp vật lý như chườm, nâng cao chi thì có thể dùng các thuốc giảm đau không steroid bôi tại chỗ hoặc uống.

2.3 Điều trị nguyên nhân

Đây là bệnh nhiễm khuẩn nên cần điều trị bệnh viêm quầng bằng kháng sinh. Nguyên tắc là cần dùng kháng sinh ngay từ đầu để tránh biến chứng.

  • Lựa chọn kháng sinh: Kháng sinh được lựa chọn đầu tiên là penicillin, nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin hoặc các thuốc khác trong nhóm betalactam thì dùng kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin hoặc azithromycin. Nếu là chủng vi khuẩn đề kháng với kháng sinh penicillin thì sử dụng kháng sinh nhóm methicillin như oxacillin, dicloxacillin, nafcillin.

Đây là bệnh nhiễm khuẩn nên cần điều trị bệnh viêm quầng bằng kháng sinh
Đây là bệnh nhiễm khuẩn nên cần điều trị bệnh viêm quầng bằng kháng sinh
  • Liều lượng của một số kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh viêm quầng:

Kháng sinh penicillin:

Người lớn:

  • Penicillin G: 0.6-1.2 triệu đơn vị tiêm bắp 2 lần / ngày, tiêm trong 10 ngày.
  • Penicillin VK: 250-500 mg uống 4 lần / ngày, uống 10-14 ngày.

Trẻ em:

  • Penicillin G: Dưới 30kg 300.000 đơn vị/ ngày, trên 30kg dùng liều như người lớn. Tiêm bắp
  • Penicillin VK: Dưới 12 tuổi 25-50mg/kg/ngày uống chia 3-4 lần. Trên 12 tuổi liều uống như người lớn.

Kháng sinh erythromycin

  • Người lớn: 250mg-500mg x 4 lần/ ngày. Uống từ 7-14 ngày.
  • Trẻ em: Liều thông thường với trẻ em là từ 30-5mg/kg/ngày uống chia nhiều lần. Với trẻ dưới 2 tuổi dùng 500mg/ngày chia 4 lần. Trẻ từ 2-8 tuổi dùng 1g/ngày chia 4 lần.

Kháng sinh dicloxacillin (dynapen): Dùng để điều trị những trường hợp cho những trường hợp nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu kháng penicillin.

  • Người lớn: 125-500mg uống 4 lần / ngày, uống trong 10 ngày.
  • Trẻ em: Dưới 40kg liều là 12.5 mg/kg/ngày uống cách mỗi 6 giờ. Trên 40kg liều uống như người lớn.

3. Tiên lượng bệnh viêm quầng

Nếu được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm quầng trên da có thể sẽ khỏi hoàn toàn sau vài tuần. Đa số trường hợp đều không để lại sẹo do tổn thương trong bệnh này là những tổn thương nông chưa tới lớp trung bì.

Một số trường hợp tái phát thì cần chỉ định điều trị dự phòng lâu dài bằng penicillin kéo dài để phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát và dự phòng nguy cơ biến chứng.

Nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

Việc chẩn đoán bệnh viêm quầng không quá phức tạp chủ yếu chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Ngay khi chẩn đoán cần tiến hành điều trị kháng sinh sớm, giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt bệnh nguy hiểm với những người có thể trạng kém, nên nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần khám và điều trị sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe