Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Bệnh suy gan cấp tính được đánh giá là bệnh lý phức tạp thường xuất hiện sau khi chịu một tác động có hại đến gan và làm mất chức năng của gan. Bệnh phát triển nhanh chóng chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Mục đích chính của điều trị suy gan cấp là kiểm soát phù não và điều trị hỗ trợ suy đa cơ quan cho đến khi sự tái sinh gan xuất hiện trở lại.
1. Chẩn đoán bệnh suy gan cấp
- Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh như: biểu hiện mệt mỏi, vàng da, buồn nôn liên tục.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm bắt buộc được thực hiện để xác định lá gan của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo lượng máu đông trong bao lâu. Khi người bệnh mắc suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ không diễn ra nhanh như bình thường.
- Bilirubin toàn phần nếu tăng >250 Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng. AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan. Thời gian Prothranbin (PT) yếu tố xác định mức độ nặng.
- Hình ảnh học: Trước khi tiến hành điều trị suy gan cấp, các bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm để kiểm tra tổn thương trên gan của người bệnh, những hình ảnh trên siêu âm có thể cho thấy mức độ tổn thương và giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI để kiểm tra gan và các mạch máu. Những xét nghiệm hình ảnh học này có thể phát hiện cũng như tầm soát các nguyên nhân nhất định gây suy gan cấp.
- Kiểm tra mô gan: Bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng sẽ được đề nghị kiểm tra mô gan, kỹ thuật chẩn đoán này giúp cho bác sĩ biết rõ nguyên nhân khiến gan bị tổn thương và tổn thương ở mức độ nào. Đối với bệnh nhân suy gan cấp, thường có nguy cơ chảy máu khi sinh thiết nên có thể cần phải thực hiện sinh thiết gan xuyên qua da của người bệnh.
2. Biến chứng của bệnh suy gan cấp tính
“Bệnh suy gan cấp có nguy hiểm không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Mặc dù không khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nhưng điều trị suy gan cấp nếu không được thực hiện kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng, cụ thể:
2.1 Biến chứng phù não
Đây là tình trạng quá tải dịch tạo ra áp lực lớn trong não của người bệnh.
2.2 Biến chứng chảy máu và rối loạn chảy máu
Khi gan bị suy sẽ không thể tạo ra đủ các yếu tố giúp cho quá trình đông máu diễn ra thuận lợi, chính vì thế sẽ khiến chảy máu, rối loạn chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong đường tiêu hóa.
2.3 Biến chứng nhiễm trùng
Những bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng không kịp thời sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng nước tiểu.
2.4 Biến chứng suy thận
Biến chứng suy thận thường xảy ra sau khi người bệnh bị suy gan, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều sẽ làm phá hủy gan và thận nghiêm trọng.
3. Điều trị suy gan cấp tính như thế nào?
Quá trình điều trị suy gan cấp nặng được thực hiện trong phòng chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương gan ở người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị, trong nhiều trường hợp, việc điều trị có thể liên quan đến việc kiểm soát các biến chứng và cần chờ thời gian để gan người bệnh phục hồi. Điều trị suy gan cấp bao gồm:
3.1 Điều trị bằng thuốc chống ngộ độc
Những bệnh nhân điều trị suy gan cấp bằng thuốc chống ngộ độc sẽ được chỉ định dùng acetaminophen quá liều được điều trị với một loại thuốc gọi là thuốc chống ngộ độc. Thuốc này cũng có thể giúp điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan cấp.
3.2 Điều trị bằng kỹ thuật ghép gan
Trường hợp bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng và không thể phục hồi thì phương pháp điều trị duy nhất chính là ghép gan. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy đi phần mô gan bị tổn thương của người bệnh và thay thế bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Ngoài ra, khi điều trị suy gan cấp, bác sĩ sẽ kiểm soát và theo dõi chặt các dấu hiệu cũng như triệu chứng ở bệnh nhân để ngăn ngừa biến chứng do suy gan cấp gây ra bằng cách giảm áp lực nội sọ do quá tải dịch trong não, tầm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa chảy máu trầm trọng.
4. Phòng bệnh suy gan cấp hiệu quả
Để phòng bệnh suy gan cấp hiệu quả thì việc đầu tiên là phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Nếu đang dùng acetaminophen hoặc các loại thuốc khác thì nhớ dùng đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xây dựng một lối sống lành mạnh, nói không với bia rượu và tránh các hành vi gây nguy cơ như dùng chung bơm kim tiêm, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không hút thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng an toàn với thực phẩm tươi ngon sẽ giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh, hãy nói không với các loại nấm khi chưa biết rõ nguồn gốc của chúng. Duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Bệnh nhân mắc suy gan cấp nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa trị. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ y bác sĩ về chuyên môn và kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp,... xứng đáng để người bệnh đặt niềm tin.
Từ tháng 10/2019, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng đón các chuyên gia về Tiêu hóa – Gan, mật, tụy từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến thăm khám định kỳ bệnh lý dạ dày, thực quản, đại trực tràng, gan, lách, đường mật, tụy, rò hậu môn, sa trực tràng, sàng lọc ung thư tiêu hóa... Khi người bệnh có yêu cầu, TS.BS cao cấp Lê Văn Thành – Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Gan mật tụy – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 sẽ trực tiếp mổ. Lịch khám vào thứ 7, lịch mổ vào ngày Chủ nhật để khách hàng dễ dàng sắp xếp thời gian cá nhân và có thêm thời gian phục hồi sau can thiệp.
Khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ về việc khám chữa suy gan cấp tại Vinmec, vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.