Chăm sóc bệnh nhân ung thư những ngày cuối đời

Đa số các bệnh nhân khi biết mình bị mắc bệnh ung thư đều có tâm lý hoang mang, lo sợ, thậm chí là suy sụp tinh thần lẫn sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, trong quãng thời gian này, việc chăm sóc và động viên người bệnh là vô cùng quan trọng, nhằm giúp cho người bệnh ổn định tâm lý, cải thiện sức khỏe và cảm thấy thoải mái nhất trong những ngày cuối đời.

1. Những dấu hiệu nhận biết một người sắp qua đời

Các dấu hiệu của cái chết đang cận kề có thể khác nhau đối với mỗi người. Không ai có thể thực sự dự đoán được những gì có thể xảy ra vào cuối đời, giai đoạn cuối của cuộc đời sẽ kéo dài bao lâu, hoặc cái chết sẽ thực sự xảy ra khi nào?

Những ngày cuối đời, sức khỏe của bệnh nhân ung thư sẽ dần suy yếu và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết người bệnh đang bước vào những ngày cuối cùng của cuộc đời:

  • Cơ thể suy yếu và kiệt sức
  • Ngủ nhiều hơn
  • Sút cân và mất cơ bắp
  • Chán ăn, khó nuốt
  • Giảm khả năng tập trung và ít nói chuyện
  • Tăng lú lẫn
  • Hoa mắt
  • Rên rỉ
  • Tiểu tiện không kiểm soát
  • Tím tái ở những vùng tay, chân, miệng
  • Khô miệng, môi
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Lượng nước tiểu giảm

Sức khỏe của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối dần suy yếu và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn
Sức khỏe của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối dần suy yếu và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn

2. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng như đau đớn, căng thẳng về thể chất và tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được. Mục tiêu của liệu pháp này là nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người bệnh và gia đình của họ.

Ung thư là một căn bệnh ác tính, thường gây ra nhiều triệu chứng, và trong quá trình điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Việc phòng ngừa hoặc giảm nhẹ những triệu chứng và tác dụng phụ trong quá trình chữa trị ung thư là một bước hết sức quan trọng, không phân biệt tuổi tác, loại ung thư hay giai đoạn bệnh.

Có thể áp dụng liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ cho tất cả các giai đoạn chăm sóc người bệnh bị ung thư.

  • Từ khi chẩn đoán bị mắc bệnh: Thực hiện chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư ngay từ đầu giúp cho người bệnh và người nhà dễ dàng tiếp cận, chuẩn bị tinh thần và lên kế hoạch chăm sóc cho người bệnh càng sớm càng tốt.
  • Trong suốt quá trình điều trị: Giúp giảm nhẹ các triệu chứng, tác dụng phụ của thuốc và nâng cao hiệu quả điều trị mang lại.
  • Khi người bệnh qua đời: Chăm sóc, điều trị tâm lý và hỗ trợ tinh thần cho người nhà bệnh nhân.

3. Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Người nhà bệnh nhân có thể làm theo các chỉ dẫn sau khi chăm sóc bệnh nhân ung thư:

  • Lên kế hoạch thời gian của bạn với bệnh nhân khi họ đang trong trạng thái tỉnh táo
  • Khi nói chuyện với bệnh nhân, hãy nhắc họ về thời gian
  • Tiếp tục cho người bệnh dùng thuốc giảm đau đến cuối đời
  • Nếu bệnh nhân bồn chồn, lo lắng, hãy cố gắng tìm hiểu xem họ có bị đau không
  • Nếu bệnh nhân đang bối rối và hoảng sợ, hãy nói chuyện nhẹ nhàng, điềm tĩnh để giảm khả năng bệnh nhân bị giật mình hoặc sợ hãi

Đối với những bệnh nhân có các thay đổi trong quá trình trao đổi chất như ít có nhu cầu về ăn uống, miệng khô, người nhà bệnh nhân nên:

  • Luôn giữ ẩm cho môi của bệnh nhân bằng son dưỡng để tránh bị khô môi
  • Cho bệnh nhân uống các chất lỏng như nước hoặc nước ép
  • Tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau, buồn nôn, sốt, co giật hoặc lo lắng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái

Sử dụng các thuốc giảm đau để bệnh nhân cảm thấy thoải mái
Sử dụng các thuốc giảm đau để bệnh nhân cảm thấy thoải mái

>>Xem thêm: Thực dưỡng và ung thư: Những điều cần biết- Bài viết được viết bởi T.S, B.S Phạm Thị Việt Hương - Bác sĩ Huyết học – Ung thư - Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào - Trung tâm Y học Tái tạo và Trị liệu tế bào, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đối với những bệnh nhân có vấn đề về tuần hoàn và thay đổi nhiệt độ cơ thể, chẳng hạn như chân, tay lạnh; da trên cánh tay, chân tối màu, xanh xao và có vết đốm; các khu vực khác của cơ thể có thể trở nên tối hơn hoặc nhạt màu hơn; nhịp tim nhanh, không đều; huyết áp giảm...Người nhà bệnh nhân nên:

  • Giữ ấm cho bệnh nhân bằng chăn hoặc đệm
  • Không sử dụng chăn điện, đệm sưởi

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thấy khó thở, thở khò khè, họng có đờm, hoặc không thể thở trong vòng từ 10 đến 30 giây, người nhà có thể làm theo các cách sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hoặc hơi nghiêng sang một bên
  • Nâng cao đầu bệnh nhân
  • Sử dụng gối để đỡ đầu và ngực của bệnh nhân
  • Đỡ bệnh nhân ngồi dậy nếu tư thế này giúp bệnh nhân dễ thở hơn

4. Các phương pháp giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả cho bệnh nhân ung thư

Những cơn đau quặn thắt có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đớn và tình trạng sức khỏe ngày một suy yếu.

Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo một số cách sau để giúp kiểm soát các cơn đau do ung thư cho người bệnh: Sử dụng các loại thuốc giảm đau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cho người bệnh tắm nước ấm, đọc sách, xem phim hoặc đi dạo để quên đi những cơn đau. Áp dụng phương pháp châm cứu. Phương pháp phản hồi sinh học giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau hiệu quả...

5. Địa chỉ giảm đau & chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Khoa Nội ung bướu, Trung tâm ung bướu – Xạ trị, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city là một trong những cơ sở hàng đầu trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Với đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng viên là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư sẽ giúp cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối trở nên nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cancer.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe