Cetearyl Alcohol là một thành phần “quen mặt” trong các sản phẩm như: kem dưỡng da, dầu gội, dầu xả. Chất này đem lại nhiều lợi ích cho làn da, mái tóc hơn là những rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, nhiều người đặt ra thắc mắc Cetearyl Alcohol là gì? Chúng được sử dụng như thế nào trong đẹp?
1. Cetearyl alcohol là gì?
Cetearyl alcohol là một chất hóa học được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm. Đây là một chất màu trắng, dạng sáp được làm từ cồn cetyl và cồn stearyl. Hai loại cồn này đều thuộc nhóm cồn béo, được tìm thấy trong động vật và thực vật như dừa, dầu cọ.
Cồn béo còn được gọi là cồn mạch dài vì công thức hóa học của chúng. Chúng thường có số nguyên tử cacbon chẵn với một nhóm cồn duy nhất (–OH) gắn vào cacbon cuối cùng. Cetyl ancol có 16 nguyên tử cacbon. Stearyl alcohol có 18. Cetearyl alcohol là sự kết hợp của cả hai nên có 34 nguyên tử cacbon. Công thức phân tử của nó là C34H72O2.
Nhóm cồn béo được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc như: kem dưỡng da, sản phẩm dưỡng tóc,...
2. Cetearyl Alcohol được sử dụng như thế nào trong làm đẹp?
Cetyl alcohol giúp ngăn không cho kem tách thành dầu và chất lỏng nhờ thành phần nhũ hóa. Thành phần này làm cho sản phẩm dày hơn hoặc tăng khả năng tạo bọt. Một số sản phẩm chứa Cetearyl Alcohol như: kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, dầu gội đầu, kem tẩy lông, kem chống xoăn, thuốc nhuộm tóc,mascara...
Bạn có thể tìm thấy tên cetearyl alcohol trong danh sách thành phần của các sản phẩm kể trên. Nhưng đôi khi cồn cetearyl cũng xuất hiện dưới các tên khác như:
- Cồn alkyl (C16-C18)
- Cồn (C1618)
- Cồn cetostearyl
- Cồn cetyl / stearyl
- 1-octadecanol, trộn với 1-hexadecanol
Cetearyl alcohol không phải là loại cồn béo duy nhất được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Một số cồn béo khác như: cồn cetyl, lanolin, cồn oleyl và cồn stearyl.
3. Cetearyl Alcohol có an toàn không?
Có không ít thông tin khuyến cáo bạn nên tránh xa các sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa cồn. Bởi các loại cồn etanol hoặc cồn tẩy rửa có đặc tính rất nhanh khô. Khi sử dụng sản phẩm chứa cồn này có trên da và tóc, có thể dẫn đến ngứa, bong tróc da. Trên thực tế, cồn được tìm thấy trong các sản phẩm như nước rửa tay giúp loại bỏ vết dầu mỡ cứng đầu nhanh chóng.
Tuy nhiên, các loại cồn béo như cetearyl alcohol không có tác hại xấu đến làn da như các loại cồn khác do cấu trúc hóa học của chúng. Cụ thể, thành phần hóa học của cồn cetearyl nhóm cồn (-OH) được gắn vào một chuỗi hydrocacbon (chất béo) rất dài. Tính năng này cho phép các cồn béo giữ nước và mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho da. Hóa chất làm cho da mịn màng và mềm mại hơn. Để làm được điều này, cồn béo nói chung và cetearyl alcohol đã hình thành một lớp dầu trên cùng của da để giữ độ ẩm sâu bên trong.
Hội đồng Chuyên gia Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã kết luận rằng, cồn béo an toàn trong việc đưa vào các sản phẩm mỹ phẩm. Trong các nghiên cứu lâm sàng, cetearyl alcohol không có độc tính đáng kể và không gây đột biến. Chất gây đột biến là một tác nhân hóa học làm thay đổi DNA. Sự thay đổi DNA có thể gây ra một số bệnh như ung thư.
Cetearyl Alcohol cũng không gây kích ứng da. Theo FDATrusted Source, ngay cả các sản phẩm mỹ phẩm được dán nhãn “không chứa cồn” cũng được phép có thành phần cetearyl alcohol và các loại cồn béo khác. Cetearyl alcohol cũng được FDA đưa vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm an toàn và được phép sử dụng.
Như với nhiều sản phẩm chăm sóc da, Cetearyl Alcohol cũng có một nguy cơ nhỏ phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu năm 2007 đã xác nhận 5 trường hợp dị ứng với cetearyl alcohol nhưng phản ứng với các chất gây dị ứng hóa học khác cũng xảy ra trong tất cả các trường hợp này.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc các bệnh dị ứng khác, bạn nên thực hiện kiểm tra kỹ càng để đảm bảo được phép sử dụng sản phẩm chứa cồn này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy bỏng rát, phồng rộp, sưng tấy, châm chích, mẩn đỏ hoặc dị ứng da kéo dài và không có dấu hiệu được cải thiện.
Tóm lại, Cetearyl alcohol được sử dụng để giúp làm mềm da và tóc. Đồng thời có tác dụng làm dày và ổn định trong mỹ phẩm như kem dưỡng da và sản phẩm dành cho tóc. Thành phần này được cho là lành tính và an toàn. Tuy vậy, với những trường hợp sở hữu làn da nhạy cảm cần tránh các sản phẩm có chứa cồn cetearyl.
Việc hiểu rõ về vai trò của Cetearyl Alcohol trong mỹ phẩm, sẽ giúp bạn đưa ra được những lựa chọn sáng suốt trong việc sử dụng mỹ phẩm làm đẹp sao cho phù hợp và an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com