Nước ép bưởi là một trong những loại thức uống thường được sử dụng hằng ngày, tuy nhiên không nên dùng nước ép bưởi khi đang uống thuốc để điều trị một số bệnh lý, vì có một số thành phần làm cho bưởi tương tác với thuốc gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe người bệnh.
1. Tìm hiểu về nước ép bưởi
Nước ép bưởi là một loại thức uống lành mạnh, vì trong bưởi có nhiều vitamin C, Kali là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nước ép bưởi sẽ không được khuyên dùng nếu bệnh nhân đang uống thuốc, vì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc, đặc biệt nếu bệnh nhân đang gặp phải tình trạng bệnh lý huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Nước ép bưởi có thể gây ra tương tác với rất nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, vì vậy trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bệnh nhân cần được tư vấn kỹ càng về chế độ ăn uống trong thời gian dùng thuốc với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này. Một số loại thuốc mà bưởi có thể gây ra tương tác đó là:
- Thuốc Statin giảm Cholesterol như Simvastatin, Atorvastatin.
- Thuốc điều trị cao huyết áp như Nifedipin
- Thuốc thải ghép cơ quan
- Thuốc chống lo âu như Buspirone
- Thuốc nhóm Corticosteroid
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
- Thuốc kháng histamin.
2. Bưởi tương tác với thuốc như thế nào?
Bưởi tương tác với thuốc nhưng không phải tất cả những nhóm thuốc kể trên và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, loại thuốc và lượng nước ép bưởi được đưa vào cơ thể. Cụ thể hơn, nếu uống nhiều nước ép bưởi khi đang dùng thuốc Statin giảm Cholesterol máu thì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và cơ, cuối cùng dẫn đến suy thận. Một số loại thuốc khác khi được phân hủy trong cơ thể cần đến sự hoạt động của enzyme CYP3A4 tại ruột non, khi uống nước ép bưởi có thể làm ngăn chặn hoạt động của enzym này khiến cho thuốc thay vì được chuyển hóa tại ruột non sẽ đi thằng vào máu với một lượng rất lớn, lưu lại trong cơ thể trong thời gian quá lâu làm gia tăng những tác dụng phụ của thuốc cũng như không phát huy được tối đa hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.
Vì số lượng enzym CYP3A4 trong ruột non ở mỗi cá thế là hoàn toàn khác nhau nên sự ảnh hưởng của nước ép bưởi lên quá trình phân hủy thuốc cũng khác nhau ở những bệnh nhân khi uống cùng một loại thuốc. Mặt khác, một số thuốc chống dị ứng theo mùa có chứa nhiều chất Fexofenadine khi dùng kèm với nước ép bưởi cũng như những loại nước trái cây khác có thể làm nồng độ chất này vào máu, vì vậy làm giảm hiệu quả hoạt động của thuốc. Do đó, luôn có lưu ý không dùng thuốc với nước trái cây được ghi chú trên bao bì của sản phẩm thuốc này. Nguyên nhân là do nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến những protein là chất vận chuyển thuốc trong cơ thể, khiến kênh vận chuyển này thay đổi và làm thuốc đi vào máu ít hơn, từ đó không thể điều trị bệnh hiệu quả.
3. Uống thuốc có được ăn bưởi?
Khi nuốt thuốc vào đường tiêu hóa thuốc sẽ bị những enzym phân hủy hay được hấp thụ bởi những chất vận chuyển trong ruột. Vì vậy, uống nước ép bưởi trong giai đoạn này sẽ gây ra những vấn đề đối với enzyme cũng như chất vận chuyển khiến thuốc vào quá nhiều hoặc quá ít trong cơ thể. Đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên uống nước ép bưởi khi đang dùng thuốc điều trị.
Mặc dù có rất nhiều chất bổ dưỡng đối với cơ thể nhưng nước ép bưởi không được khuyên dùng khi bệnh nhân đang điều trị với những loại thuốc nhất định. Bưởi tương tác với thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc của bệnh nhân, khiến thuốc đi vào máu quá nhiều hay quá ít từ đó có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh đó để thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh, người bệnh nên kham khảo ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng. Việc dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn luôn mang đến những hiệu quả tích cực cho sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chăm sóc y tế uy tín, vì thế khi gặp những vấn đề về sức khỏe khách hàng có thể liên hệ tới bệnh viện để được tư vấn và chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ giàu chuyên môn kết hợp cùng các trang thiết bị hiện đại.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com - .fda.gov - nhs.uk - webmd.com