Caffein: Bao nhiêu là quá nhiều?

Caffeine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loài thực vật và được điều chế thành phụ gia thực phẩm, thuốc. Vậy sử dụng thế nào để tránh tình trạng quá liều caffeine?

1. Caffein có tác dụng gì đối với cơ thể?

Caffeine đi vào máu từ dạ dày và ruột non. Khi vào máu, caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương - dây thần kinh, não và tủy sống để người sử dụng cảm thấy tỉnh táo hơn. Theo đó, một lượng caffeine có tác dụng làm giảm mệt mỏi và cải thiện sự tập trung. Đồng thời, nó cũng gây ra sự giải phóng axit trong dạ dày, ợ nóng hoặc khó tiêu sau khi tiêu thụ caffeine. Tác dụng của caffeine có thể được cảm nhận ngay sau 15 phút sau khi được tiêu thụ. Mức độ caffeine trong máu đạt đỉnh khoảng 1 giờ sau đó và duy trì ở mức này trong vài giờ đối với hầu hết mọi người. Sáu giờ sau khi caffeine được tiêu thụ, một nửa trong số đó vẫn còn trong cơ thể. Có thể mất đến 10 giờ để loại bỏ hoàn toàn caffeine khỏi máu.

Ngoài ra, caffeine cũng là một thành phần phổ biến trong nhiều loại thuốc giảm đau theo toa và không kê đơn, thuốc giảm đau và thuốc cảm. Thông qua các tác dụng cafein trên hệ thống thần kinh trung ương, nó giúp các loại thuốc này hoạt động hiệu quả hơn và giúp cơ thể hấp thụ thuốc đau đầu nhanh hơn


Caffein kích thích hệ thần kinh trung ương con người
Caffein kích thích hệ thần kinh trung ương con người

2. Quá liều caffeine sẽ gây nguy hại như thế nào?

Caffeine là chất kích thích được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm khác. Nó thường được sử dụng để giúp chúng ta tỉnh táo. Ngoài ra, caffeine cũng được coi là một loại thuốc. Trong một số đồ uống phổ biến nhất như cà phê, trà và soda, có chứa một lượng caffeine đáng kể. Theo Mayo Clinic, lượng caffeine được khuyến nghị lên tới 400 miligam mỗi ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh. Quá liều caffeine có thể xảy ra nếu tiêu thụ nhiều hơn số lượng này.

Thanh thiếu niên nên tự giới hạn không quá 100 mg caffeine mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng tiêu thụ hàng ngày dưới 200 mg caffeine mỗi ngày, vì nó có thể có tác động đến thai nhi. Tuy nhiên, lượng caffeine an toàn khác nhau cho mọi người dựa trên tuổi tác, cân nặng và sức khỏe tổng thể.

Thời gian tiêu hủy trung bình của caffeine dao động từ 1,5 đến 9,5 giờ, nghĩa là cơ thể phải mất từ 1,5 đến 9,5 giờ để mức độ caffeine trong máu của bạn giảm xuống một nửa lượng ban đầu.


Caffeine cần được dung nạp vào cơ thể một cách hợp lý
Caffeine cần được dung nạp vào cơ thể một cách hợp lý

3. Nguyên nhân dẫn đến quá liều caffeine

Quá liều caffeine xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine thông qua đồ uống, thực phẩm hoặc thuốc. Tuy nhiên, một số người có thể tiêu thụ tốt hơn mức khuyến nghị hàng ngày mà không gặp vấn đề gì. Đây chỉ là khuyến cáo vì liều caffeine cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lớn, bao gồm nhịp tim không đều và co giật.

Tiêu thụ liều caffeine cao một cách thường xuyên cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bạn hiếm khi tiêu thụ caffeine, cơ thể bạn có thể đặc biệt nhạy cảm với nó, vì vậy hãy tránh sử dụng quá nhiều caffeine cùng một lúc. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khi sử dụng caffeine thì bạn nên ngừng sử dụng.

4. Các triệu chứng của quá liều caffeine là gì?

Một số triệu chứng có thể không có biểu hiện ngay lập tức để cảnh báo bạn về sự quá nhiều caffeine. Ví dụ: Bạn có thể trải qua các cơn chóng mặt, tiêu chảy, mất ngủ đau đầu, sốt, cáu gắt. Những triệu chứng nghiêm trọng hơn của quá liều caffeine bao gồm: khó thở, nôn, ảo giác, sự hoang mang, tức ngực, nhịp tim không đều hoặc nhanh cử động cơ bắp không kiểm soát co giật.

Trẻ em cũng có thể bị quá liều caffeine, điều này có thể xảy ra khi sữa mẹ chứa quá nhiều caffeine. Một số triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn và cơ liên tục căng thẳng và sau đó thư giãn.

Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn của quá liều caffeine có thể đi kèm với các triệu chứng bao gồm nôn mửa, thở nhanh và sốc. Nếu bạn hoặc trẻ gặp phải các triệu chứng này, hãy tìm bác sĩ giúp đỡ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.


Chóng mặt do sử dụng quá liều caffeine
Chóng mặt do sử dụng quá liều caffeine

5. Điều trị quá liều caffeine

Điều trị khi quá liều là đưa caffeine ra khỏi cơ thể trong khi kiểm soát các triệu chứng. Bằng các phương pháp như dùng than hoạt tính, một phương thuốc phổ biến cho quá liều thuốc, thường ngăn không cho caffeine đi vào đường tiêu hóa. Nếu caffeine đã đi vào đường tiêu hóa, thì có thể sẽ dùng một loại thuốc nhuận tràng hoặc thậm chí là rửa dạ dày. Rửa dạ dày bao gồm sử dụng một ống để tống tất cả ra khỏi dạ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp nhanh nhất để đưa caffeine ra khỏi cơ thể. Trong thời gian điều trị, nhịp tim sẽ được theo dõi thông qua đo điện tâm đồ. Điều trị tại nhà có thể không phải lúc nào cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa caffeine của cơ thể. Nếu các triệu chứng có vẻ nghiêm trọng thì nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Thực tế, việc sử dụng quá liều caffeine có thể điều trị và không ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây tử vong, đặc biệt đối với những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chẳng hạn như trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Quá liều caffeine cũng có thể làm xấu đi tình trạng sức khỏe từ trước. Vì thế khi sử dụng bạn nên cân nhắc một lượng caffeine phù hợp, tránh để những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra.

Nguồn tham khảo: healthline.com, my.clevelandclinic.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe