Cách xử trí khi trẻ bị vật nhọn đâm vào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Vết thương của vật nhọn đâm vào có thể nhỏ và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan vì vết thương của vật nhọn đâm vào vẫn có thể bị nhiễm trùng. Cho nên khi trẻ nhỏ bị vật nhọn đâm vào việc đầu tiên là cần xử lý vết thương.

1. Làm thế nào khi trẻ dẫm phải đồ vật sắc nhọn?

Trẻ em thường xuyên có những vết thương do ngã, chạy nhảy, hay các vết thương xuất hiện trong quá trình sinh hoạt, hoạt động hằng ngày. Đối với trẻ em mới biết hoặc đã biết đi thì có thể dẫm phải những đồ vật sắc nhọn như sỏi nhọn, đinh, mảnh vỡ thủy tinh,... gây nên thương tích cho trẻ.

Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc hữu ích khi trẻ có vết thương thủng:

  • Trước tiên hãy rửa sạch vết thương thủng và các vị trí xung quanh vết thương như bàn tay, bàn chân bằng xà phòng và nước. Ngâm vết thương thủng trong nước xà phòng ấm khoảng 15 phút.
  • Ngoài ra, khi có các chất bẩn hoặc mảnh vụn có trên vùng bị thương thì các phụ huynh hoặc những người xung quanh dùng dung dịch sát khuẩn để sát trùng vết thương. Nếu không có dung dịch sát khuẩn thì có thể sử dụng xà phòng và rửa sạch lại, nhẹ nhàng chà qua lại bề mặt vết thương, sau đó dùng khăn sạch để lau khô vết thương. Các phụ huynh hãy quan sát trẻ để đảm bảo rằng không có những mảnh vụn hay những thứ khác còn lại trong vết thương của trẻ nên nhẹ nhàng chà qua lại bề mặt vết thương, dùng khăn sạch để lau khô vết thương.
  • Khi thấy vết thương chảy máu, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì đó có thể giúp loại bỏ vi trùng ra ngoài vết thương
  • Các phụ huynh có thể sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng như polysporin, bôi vào miệng hoặc xung quanh vết thương. Sau đó che lại bằng băng để giúp cơ thể tránh nhiễm trùng. Vết thương cần rửa lại và bôi thuốc mỡ kháng sinh sau mỗi 12 tiếng. Làm liên tục như thế trong vòng 2 ngày
  • Nếu trẻ cảm giác đau quá, quấy khóc liên tục thì các phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau cho trẻ như uống sản phẩm acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol). Hay một sự lựa chọn khác là sản phẩm ibuprofen (chẳng hạn như Advil)
  • Sau khi sơ cứu vết thương cơ bản, đối với các vết thủng nhẹ thì vết thương thủng sẽ se lại sau 1 đến 2 giờ, cơn đau sẽ biến mất trong vòng 2 ngày.
  • Nếu các phụ huynh phát hiện ra phần còn thiếu ở vật nhọn như đầu móc câu, một mảnh thủy tinh nhỏ từ chiếc cốc vỡ,... thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được kiểm tra rõ ràng nhất. Nếu vết thương có tình trạng chảy máu và không thể ngăn lại được dòng máu chảy đó thì các phụ huynh cũng nên đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị.
  • Đôi khi bên ngoài không thể đánh giá được toàn bộ độ nghiêm trọng của vết thương. Những vết thương thủng có thể rất nhỏ nhưng dễ dàng bị nhiễm trùng, hoặc các vật gây thương tích bị gỉ hoặc bẩn và có thể có chứa các loại virus, vi khuẩn gây hay như uốn ván, nhiễm trùng... thì cần được sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ muốn kiểm tra trẻ khi có vết cắn của động vật hoặc các đồ vật gây thương tích cho trẻ.

Trẻ em thường xuyên có những vết thương do ngã, chạy nhảy, hay các vết thương xuất hiện trong quá trình sinh hoạt, hoạt động hằng ngày
Trẻ em thường xuyên có những vết thương do ngã, chạy nhảy, hay các vết thương xuất hiện trong quá trình sinh hoạt, hoạt động hằng ngày

2. Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị vật nhọn đâm vào

  • Vết thương bị nhiễm trùng: Điều này xảy ra ở 4% trường hợp trẻ bị vật nhọn đâm vào, các triệu chứng điển hình của vết thương bị nhiễm trùng đó là mẩn đỏ lan rộng quanh vết thương, trẻ có triệu chứng sốt, quấy khóc hay có hiện tượng chảy mủ từ vị trí vết thương.
  • Nhiễm trùng xương: Nếu vật nhọn đâm vào xương, xương cũng có thể bị nhiễm trùng. Những vết đâm vào chân trong quá trình nô đùa, vui chơi với bạn bè của trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nhất. Các triệu chứng dễ gặp thấy ở trẻ bị nhiễm trùng xương đó là vết thương có hiện tượng sưng, trẻ sốt cao và đau trong suốt 2 tuần sau chấn thương.

3. Liệu có cần tiêm uốn ván cho trẻ?

Cân nhắc việc tiêm uốn ván cho trẻ vì điều đó phụ thuộc vào việc trẻ đã tham gia tiêm chủng mở rộng và đã được tiêm các loại thuốc phòng ngừa nào. Các mũi tiêm thường được tiêm như một phần của loạt tiêm chủng thông thường khi trẻ được 2, 4, 6 và 15 tháng.

Những mũi tiêm này có nhiệm vụ bảo vệ trẻ khỏi bị uốn ván- một bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Bác sĩ cần xem xét tình trạng vết thương, nguyên nhân bị thương và số mũi tiêm mà trẻ đã được tiêm rồi đưa ra quyết định xem trẻ có cần thiết phải tiêm phòng uốn ván hay không. Nếu trẻ mới khoảng 6 tháng tuổi mà chưa tiêm 3 mũi tiêm chủng đó thì bác sĩ sẽ tiêm ngay cho trẻ. Nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng ( không sạch sẽ và miệng vết thương nhỏ) thì bác sĩ cũng có thể tiêm cho trẻ một mũi tiêm globulin miễn dịch uốn ván ở người, mũi tiêm này có chứa kháng thể chống lại nhiễm trùng uốn ván.


Cân nhắc việc tiêm uốn ván cho trẻ vì điều đó phụ thuộc vào việc trẻ đã tham gia tiêm chủng mở rộng và đã được tiêm các loại thuốc phòng ngừa nào
Cân nhắc việc tiêm uốn ván cho trẻ vì điều đó phụ thuộc vào việc trẻ đã tham gia tiêm chủng mở rộng và đã được tiêm các loại thuốc phòng ngừa nào

4. Khi nào cần gọi cứu thương

Các phụ huynh cần gọi ngay xe cứu thương để tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất khi trẻ gặp các tình huống sau:

  • Vết thương ảnh hưởng tới các khớp, trẻ khó hoặc không thể cử động được.
  • Trẻ có cảm giác vẫn còn những mảnh vụn từ đồ vật còn trong vết thương mà không lấy ra được
  • Trẻ không thể đứng hoặc đi lại khi bị vật nhọn đâm vào chân
  • Trẻ dẫm phải kim tiêm đã qua sử dụng
  • Các đồ dùng trẻ dẫm phải sắc nhọn khiến vết thương sâu hoặc môi trường xung quanh rất bẩn như sân chơi, khu vực nước bẩn
  • Trẻ không được tiêm mũi tiêm phòng uốn ván trước đó
  • Các bụi bẩn trong vết thương không thể sạch sau 15 phút chà rửa
  • Trẻ cảm thấy đau dữ dội hơn sau 2 giờ uống thuốc giảm đau
  • Vết thương của trẻ có hiện tượng nhiễm trùng, sưng tấy
  • Trẻ sốt cao, ngủ li bì.

Các phụ huynh nên liên hệ bác sĩ hoặc sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ xem lần tiêm phòng uốn ván gần đây nhất của trẻ là bao lâu.


Bạn nên gọi cấp cứu nếu sau khi bị vật nhọn đâm mà trẻ sốt cao và ngủ li bì
Bạn nên gọi cấp cứu nếu sau khi bị vật nhọn đâm mà trẻ sốt cao và ngủ li bì

5. Cần làm gì để ngăn ngừa vết thương thủng ở trẻ

Các phụ huynh cần bảo vệ trẻ khỏi những đồ vật trong nhà như góc bàn, tủ kính, dao kéo, đinh,...Không nên để cho trẻ tự ý sử dụng các đồ dùng trong ngăn kéo chứa các dụng cụ nhọn như xiên hoặc dao. Không cho trẻ chạy nhảy, chơi đùa khi cầm các vật dụng nhọn như bút chì, đũa, que hoặc mang theo các đồ vật có thể vỡ và tạo các cạnh sắc nhọn như đĩa, bát,... Bên cạnh đó, các phụ huynh nên giám sát trẻ khi trẻ chơi xung quanh các loài động vật như chó, mèo để không bị cắn hoặc tránh xa những nơi hay thả chó ngoài đường mà không sử dụng đồ dùng bảo hộ cho chó.

Đối với những trẻ đang chập chững biết đi, tập đi hoặc đã đi lâu dài thì khi để trẻ đi bộ, các phụ huynh cần cho trẻ đi thêm dép, giày để trẻ không bị dẫm lên các đồ vật sắc nhọn, đặc biệt là những khu vực sân chơi, công viên,...

Trong quá trình khám phá thế giới, những vết thương do bị các vật sắc nhọn đâm vào là điều không thể tránh khỏi đối với những nhà thám hiểm nhí. Những vết thương nhỏ có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, đối với những vết thương có miệng hở rộng, nguy cơ nhiễm trùng luôn thường trực. Do đó, trong những trường hợp như vậy, việc rửa và băng bó vết thương là hết sức quan trọng. Cần thiết đưa trẻ đi khám ngay nếu vết thương lớn, sâu hoặc không cầm máu hoặc có dấu hiệu nhiếm trùng. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ trẻ không được chủ quan bởi đôi khi những vết thương không quá lớn cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, childrenshealthpartners.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe