Du lịch nước ngoài là một sở thích của rất nhiều người. Trong đó, sống khỏe khi đi du lịch là một trong số những vấn đề được mọi người quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số kinh nghiệm đi du lịch an toàn.
1. Tiêm phòng bại liệt trước khi đi du lịch
Ở nước ta, căn bệnh này dường như đã được đẩy lùi dần nhờ vắc-xin. Tuy nhiên ở châu Phi hoặc một số nước châu Á thì tỷ lệ dân số mắc bệnh này còn rất cao. Vì bại liệt có thể lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên khi có ý định du lịch đến những vùng này thì bạn nên tiêm để phòng ngừa cho bản thân mình. Ngay cả khi bạn đã tiêm vắc-xin phòng bại liệt khi còn nhỏ thì cũng nên tiêm nhắc lại để cơ thể có khả năng chống lại căn bệnh này.
2. Phòng ngừa sốt vàng (Yellow Fever)
Ở vùng dọc theo biên giới Argentina và Brazil, thác Iguazu là địa điểm thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Thật không may rằng đó cũng là những nơi có loài muỗi mang loại virus gây sốt vàng da. Căn bệnh này xảy ra ở các vùng của Nam Mỹ cũng như châu Phi nhiệt đới.
Bạn nên tiêm phòng để chủng ngừa trước khi đến một số quốc gia nhất định với một mũi tiêm nhắc lại sau 10 năm. Điều điều quan trọng là cố gắng tránh bị muỗi đốt.
3.Phòng ngừa thương hàn
Sốt do thương hàn là một bệnh nhiễm trùng phổ biến đang xảy ra ở các nước phát triển. Vi khuẩn gây ra căn bệnh này có thể trú ngụ trong đồ ăn thức uống. Theo các thống kê cho thấy hằng năm có khoảng 5.700 người ở Mỹ bị sốt thương hàn khi đi du lịch đến các nước châu Á, Nam Mỹ hoặc châu Phi. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên chủng ngừa thương hàn ít nhất 1-2 tuần trước khi đi du lịch đến những khu vực này. Trong trường hợp bạn đã từng chủng ngừa trước đây thì nên đến gặp bác sĩ để tư vấn xem có nên nhắc lại hay không.
4. Phòng ngừa uốn ván
Khi lên kế hoạch cho bất kỳ chuyến đi du lịch mạo hiểm nào thì bạn cần lưu ý đến căn bệnh uốn ván. Nhiễm trùng do uốn ván gây ra thường do các chấn thương da và vi khuẩn này trú ngụ ở mọi bề mặt xung quanh chúng ta. Chỉ cần khi bạn gặp phải một vết thương hở thì cũng có nguy cơ bị vi khuẩn này tấn công. Do đó nên thực hiện mũi tiêm nhắc lại 10 năm một lần.
5. Phòng ngừa viêm gan A
Đối với khách du lịch thì việc thử những món ăn lạ được xem như là một trải nghiệm tuyệt vời khi đi đến nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên có thể bạn không chú ý rằng những thực phẩm được chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng là môi trường trung gian làm lây lan các loại bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm gan A.
Hiện nay tình trạng nhiễm virus viêm gan này đang trở nên rất phổ biến ở khắp các nước đang phát triển. Nếu bạn chưa được chủng ngừa khi còn nhỏ thì nên đến gặp bác sĩ để tư vấn tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A nhằm có chuyến đi du lịch khỏe và an toàn.
6. Phòng ngừa viêm gan B
Virus viêm gan B chỉ lây lan qua đường máu hoặc các dịch tiết cơ thể chứ không phải qua thức ăn. Những khu vực có nhiều người mắc viêm gan B như Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông, quần đảo Thái Bình Dương, quần đảo Caribe và lưu vực sông Amazon. Do đó, tất cả các khách du lịch nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước khi đi đến những khu vực này, đặc biệt là những người du lịch mạo hiểm, người truyền giáo, tình nguyện viên của Quân đội Hòa bình và quân nhân.
7. Phòng ngừa bệnh dại
Bệnh dại có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực. Chúng có thể lây lan qua vết cắn của động vật. Những nơi được cảnh báo về căn bệnh này bao gồm chó đường phố ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ hoặc những con khỉ sống giữa các ngôi đền ở châu Á. Vắc xin giúp bạn có thời gian tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và cắt giảm số lượng điều trị.
8. Phòng ngừa cúm
Ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nam bán cầu thì cúm có thể bùng phát thành một đại dịch trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 9 hằng năm. Do đó, khi có kế hoạch tận hưởng một kỳ nghỉ hè tại Úc, bạn nên hoàn thành các mũi tiêm phòng cúm trước đó để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
9. Phòng ngừa sốt rét
Sốt rét là một loại bệnh lây truyền qua trung gian muỗi. Bệnh đặc biệt phổ biến ở vùng châu Phi cận Sahara, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các khu vực của Nam Á và Nam Mỹ với tỷ lệ ít hơn. Nếu bạn đang có ý định đi đến những vùng này thì nên gặp bác sĩ để tư vấn về các loại thuốc để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc để đuổi muỗi an toàn cho sức khỏe, mặc áo dài tay và quần dài ra ở ngoài trời, ngủ màn đã được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng.
10. Phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến nhất mà những du khách trở về từ Caribe, Nam Trung Á và Trung Mỹ mắc phải. Gần đây, một số ít ca bệnh do muỗi truyền đã được báo cáo ở Key West, Fla. Trong khi hầu hết các trường hợp đều nhẹ, một số người phát triển thành bệnh sốt xuất huyết Dengue nghiêm trọng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay sốt xuất huyết chưa có thuốc chủng ngừa, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bằng cách phòng ngừa hạn chế để muỗi đốt.
11. Phòng ngừa bệnh lao
Tỷ lệ dân số mắc bệnh lao phổ biến hơn ở châu Á và châu Phi cận Sahara, mặc dù bệnh này vẫn xu hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Bệnh có khả năng lây truyền khi những người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi. Những khách du lịch dành thời gian làm việc hoặc tình nguyện trong bệnh viện, nhà tù hoặc nơi tạm trú cho người vô gia cư có nguy cơ bị phơi nhiễm với bệnh lao cao hơn. Nếu nghĩ rằng bạn có thể đã bị phơi nhiễm, điều quan trọng là phải đi kiểm tra da. Điều trị kịp thời và tích cực là chìa khóa để tránh các biến chứng nguy hiểm.
12. Phòng ngừa bệnh Leishmaniasis
Khi đi đến những vùng biển thì du khách thường có thú vui ngủ lại trên bãi biển để tận hưởng không khí thiên nhiên. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết rằng có một loại ruồi có tên ruồi cát. Khi chúng cắn thì có thể khiến bạn mắc bệnh leishmaniasis. Bệnh chủ yếu được tìm thấy ở các vùng của Trung Đông, Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, gây ra vết loét trên da. Để tránh bị cắn, hãy ở trong nhà từ lúc hoàng hôn đến bình minh, mặc áo dài tay, quần dài và tất. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng và màn ngủ cũng có thể có tác dụng.
13. Phòng ngừa bệnh giun chỉ
Bệnh giun chỉ bạch huyết có nguyên nhân do một loại giun nhỏ, ký sinh, lây lan qua vết muỗi đốt. Nó ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Châu Á, Châu Phi và Tây Thái Bình Dương, một số người tiếp tục phát triển bệnh phù chân voi. Ở châu Mỹ, bệnh xuất hiện ở Haiti, Cộng hòa Dominica, Guyana và Brazil. Những người đi du lịch ngắn ngày sẽ có nguy cơ thấp, nhưng tốt nhất là nên phòng để tránh bị muỗi đốt. Sử dụng thuốc chống muỗi, mặc áo dài tay và quần dài, ngủ dưới màn.
14. Phòng ngừa rệp
Rệp là loài không kén chọn nơi ở, chúng có mặt ở khắp mọi nơi tại các khu nghỉ dưỡng trên toàn cầu. Chúng có thể gây ra các vết cắn đỏ ngứa trên mặt, cổ, cánh tay, bàn tay hoặc các bộ phận cơ thể khác. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm đi du lịch an toàn để phòng rệp cắn là kiểm tra tại nếp gấp của nệm hoặc ga trải giường, những đốm màu gỉ sét trên nệm và nơi ẩm mốc.
15. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là căn bệnh hàng đầu liên quan đến du lịch. Những người đến thăm Châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á là những người có khả năng mắc bệnh cao nhất. Bệnh thường ít khi nghiêm trọng và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa như tránh uống nước máy, thực phẩm bán trên đường phố, thịt và hải sản sống hoặc nấu chưa chín, trái cây hay rau chưa gọt vỏ.
16. Sử dụng rau và trái cây hợp lý
Khi đi du lịch, để đảm bảo an toàn nhất đối với sức khỏe bản thân thì bạn nên gọt vỏ trái cây trước khi ăn và không nên ăn quá nhiều rau sống. Một nguyên tắc thường xuyên được nhắc đến đó là “ăn chín uống sôi”, tức là luộc, nấu chín, gọt vỏ hoắc để nguyên. Chỉ nên thưởng thức các món salad đã được rửa qua với nguồn nước an toàn để tránh gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa.
17. Lọc nước trước khi uống
Cách an toàn nhất để có lượng nước sạch dùng cho ăn uống là đun sôi nó trong ít nhất 1 phút. Trong trường hợp không thể làm được điều này thì bạn có thể khử trùng bằng viên i-ốt, nhưng cách này có thể không tiêu diệt được tất cả các loại ký sinh trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy lọc nước di động. Khi sử dụng nước đóng chai thì hãy đảm bảo rằng những chai nước đó đến từ một nguồn đáng tin cậy.
18. Sử dụng kháng sinh cho bệnh tiêu chảy
Mặc dù bạn đã cố gắng thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn như trên nhưng cũng có khả năng bạn mắc phải tiêu chảy. Nếu như bạn chuẩn bị đến khu vực có khả năng xảy ra vấn đề này thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc mang theo thuốc kháng sinh. Các dạng tiêu chảy từ trung bình đến nặng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp sau khi điều trị vẫn còn thì nên đi xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng.
19. Tránh mất nước cho cơ thể
Những chuyến đi ở trong điều kiện khí hậu cực kỳ nóng và ẩm ướt có thể làm cho cơ thể rơi vào nguy cơ bị mất nước. Ngoài ra, khi mắc phải bệnh tiêu chảy thì khả năng mất nước có thể cao hơn rất nhiều lần. Dấu hiệu mất nước cơ bản bao gồm mắt trũng sâu, mũi và miệng khô và ít phải đi vệ sinh hơn. Các loại đồ uống thể thao có thể giúp bù nước bù khoáng dưới thời tiết nắng nóng nhưng chúng không thật sự hiệu quả trong trường hợp bị tiêu chảy mà tốt nhất là nên uống thật nhiều nước để ngăn ngừa mất nước.
20. Đề phòng cháy nắng
Một chuyến đi du lịch sẽ không còn niềm vui nếu như bạn trở lại với làn da đỏ rát, bong tróc. Tác hại khôn lường nhất là tia UV có thể dẫn đến lão hóa sớm và thậm chí là ung thư da. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng ngăn tia UVA và UVB kèm theo đeo kính râm, đội mũ.
21. Cần chú ý khi mang thai
Khi mang thai không phải là bạn không nên đi du lịch, nhưng cần cẩn thận hơn bình thường để đảm bảo an toàn. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo các bà bầu không nên du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh sốt rét. Ngoài ra cần chú ý trong việc sử dụng thực phẩm vì những bệnh truyền nhiễm thông qua thực phẩm có thể mang lại hậu quả nặng nề hơn. Đặc biệt khi đang trong giai đoạn 3 tháng cuối thì cần đảm bảo ở gần cơ sở y tế để sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ hoặc sinh non.
22. Chú ý đến trẻ em
Ở trẻ sơ sinh cần lưu ý những bệnh lây truyền qua nước uống và thức ăn khi đi du lịch. Tốt nhất nên pha sữa công thức cho bé uống bằng nước đun sôi kỹ hoặc nước đóng chai. Trong trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng và cần có sự hỗ trợ về y tế ngay lập tức.
23. Mang theo bộ dụng cụ sơ cứu
Bộ dụng cụ gồm găng tay dùng một lần, băng dính các kích cỡ khác nhau, gạc, chất khử trùng, tăm bông, kéo, quấn băng thun cho các chủng, kem chống nấm và kháng khuẩn, kem chống ngứa, gel lô hội, thuốc nhỏ mắt nước muối và sơ cứu nhanh thể tham khảo. Ngoài ra có thể thêm các bản sao đơn thuốc của bản thân đã được kê trước đó.
24. Bảo hiểm du lịch và bảo hiểm sơ tán
Trước chuyến đi du lịch, cần kiểm tra lại bảo hiểm y tế của bạn để biết chi tiết về những dịch vụ nào được chi trả ở nước ngoài. Ngoài ra có thể mua thêm bảo hiểm để thanh toán những chi phí khi ở nước ngoài, bảo hiểm sơ tán có chính sách đặc biệt giúp chi trả các chi phí cho xe cứu thương bằng đường hàng không, đây là loại bảo hiểm cực kỳ quan trọng khi đi du lịch ở các nước có điều kiện y tế hạn chế.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi du lịch khỏe khi đến nước ngoài mà bạn cần lưu tâm để có một kỳ nghỉ thoải mái, vui vẻ và an toàn. Hy vọng, sau khi tham khảo bài viết bạn có thể áp dụng cho bản thân mình một cách hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.