Tặng quà bị từ chối có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng thất vọng, chán nản và buồn bã. Nếu không có biện pháp xử lý sớm, các cảm xúc tiêu cực này có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
1. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi bị từ chối?
Bất kỳ một hình thức từ chối nào, cho dù là sự nghiệp, tình yêu hay tình bạn đều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của một người. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, có 5 giai đoạn giúp “phác thảo” sự đau buồn của một người khi bị từ chối, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Bị từ chối.
- Giai đoạn 2: Sự tức giận khi bị từ chối.
- Giai đoạn 3: Cố gắng thuyết phục đối phương để có kết quả tốt hơn.
- Giai đoạn 4: Chán nản khi không như ý muốn.
- Giai đoạn 5: Chấp nhận sự từ chối.
Dù là phụ nữ hay đàn ông khi bị từ chối đều cảm thấy bản thân đang trải qua một nỗi mất mát và hụt hẫng rất lớn. Bất cứ một sự kiện bị từ chối nào cũng có thể đem đến cho bạn quãng thời gian buồn bã nhất định. Do đó, điều quan trọng là bạn cần biết khi bị từ chối thì nên làm gì để nhanh chóng vượt qua những cảm xúc tiêu cực.
Mặt khác, khi bạn bị từ chối về một lời mời hay công việc, bạn có thể trải qua một số phản ứng trong cảm xúc như:
- Căng thẳng và lo lắng.
- Khó chịu, tức giận hoặc thất vọng.
- Sợ hãi.
- Buồn và hụt hẫng.
- Lòng tự trọng bị hạ thấp, cảm thấy xấu hổ và vô dụng.
Bị từ chối không những ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần mà còn gây ra một số tác động tiêu cực cho thể chất của bạn. Chẳng hạn, khi bị từ chối nhận quà, tác động tinh thần có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất sau đây:
- Mệt mỏi.
- Thay đổi trọng lượng cơ thể.
- Chứng đau nửa đầu.
- Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ quá nhiều hoặc quá ít, thậm chí không ngủ suốt đêm.
- Bụng khó chịu và có cảm giác buồn nôn.
- Đau nhức cơ bắp.
Vậy làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực và ngăn chặn những hệ luỵ của sự từ chối cho sức khỏe của bạn? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn biết được khi bị từ chối thì nên làm gì.
2. Các cách xử lý khi bị từ chối
Đối với một sự kiện của bạn bị người khác từ chối, chẳng hạn như tặng quà bị từ chối, bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:
2.1. Cho phép bản thân có thời gian buồn bã hợp lý
Bất kỳ tình huống bị từ chối nào cũng có thể khiến một người cảm thấy vô cùng bực bội. Khi đó, hãy cho phép bản thân có thời gian buồn bã lành mạnh và suy nghĩ thông suốt để xử lý vấn đề, cụ thể:
- Dành thời gian cho bản thân: Điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến là kiên nhẫn với chính mình. Trong thời gian này, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, đây là một trong những giai đoạn mà bạn buộc phải trải qua khi đối mặt với sự từ chối. Quãng thời gian quý báu giúp bạn bình tĩnh để thích nghi với sự thay đổi và xử lý cảm xúc của mình.
- Đừng để bản thân đắm chìm trong nỗi buồn bã: Mặc dù bạn cần có thời gian để nuông theo cảm xúc thất vọng khi bị từ chối, nhưng đừng để mọi chuyện đi quá đà. Việc dành cả ngày chỉ ngồi một mình và buồn bã có thể khiến bạn càng cảm thấy tồi tệ hơn về lâu dài.
2.2. Viết cảm xúc ra giấy hoặc nhật ký
Trong trường hợp bạn bị từ chối về một sự kiện nào đó và chưa sẵn sàng để chia sẻ cảm xúc của mình với những người thân, bạn có thể viết chúng ra giấy hoặc nhật ký.
Viết ra cảm xúc của mình sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo và lý trí hơn để giải quyết tình huống bị từ chối. Đây cũng là cách hay giúp bạn giải toả tâm trí khỏi những gánh nặng trong cảm xúc và vượt qua được nỗi buồn bã.
2.3. Chia sẻ với người mà bạn tin cậy
Khi bị từ chối thì nên làm gì là một nỗi trăn trở không của riêng ai. Khi cảm thấy thất vọng và buồn bã vì bị ai đó từ chối, thay vì “gặm nhấm” nỗi buồn một mình, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cảm xúc của mình với những người thân yêu.
Một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình có thể đem lại sự hỗ trợ rất lớn cho tinh thần của bạn trong các giai đoạn bị từ chối. Họ có thể đưa ra lời khuyên, lời động viên, an ủi để giúp bạn giải quyết vấn đề. Hơn nữa, những người thân xung quanh bạn cũng có thể giúp bạn đi đúng hướng trong khoảng thời gian buồn bã.
Sự mở lòng với những người mà mình tin cậy có thể giúp bạn tránh bị chìm đắm quá sâu vào những cảm xúc tiêu cực, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
2.4. Bám sát thực tế và thể hiện lòng biết ơn
Một sự kiện như tặng quà bị từ chối, hoặc mất việc có thể khiến bạn bị đánh gục trước sự thay đổi mạnh mẽ này. Khi đó, hãy tỉnh táo và nhắc nhở bản thân về hoàn cảnh thực tế:
- Bị từ chối có thể không phải là lỗi của bạn.
- Bị từ chối cũng không phải là điều quá đáng sợ và có thể mang đến những tín hiệu tích cực khác qua sự kiện này.
Ngoài ra, bạn cũng nên bày tỏ lòng biết ơn đến những mối quan hệ tốt đẹp hay những điều có tác động tích cực đến tâm trí bạn trong quãng thời gian buồn bã sau khi bị từ chối. Điều này sẽ giúp bạn lý trí hơn và tập trung vào những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống.
2.5. Tham gia vào cộng động
Sự thất vọng khi bị từ chối về lâu dài có thể khiến bạn lâm vào tình trạng cô lập và không có mục đích trong tương lai. Vậy khi bị từ chối thì nên làm gì tiếp theo? Lúc này, bạn nên tham gia vào các nhóm cộng đồng để tìm kiếm các mối quan hệ hoặc sở thích mới, giúp xoa dịu nỗi buồn của bản thân, chẳng hạn như:
- Tổ chức tôn giáo.
- Nhóm chính trị.
- Câu lạc bộ theo sở thích, ví dụ như câu lạc bộ sách, âm nhạc hoặc tranh ảnh.
- Các lớp học thể chất như tập yoga
2.6. Bắt đầu một sở thích
Bạn nên biến thời gian buồn bã khi bị từ chối thành quãng thời gian quý báu cho những sở thích mới của bản thân. Điều này cũng giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng do những cảm xúc tiêu cực mang lại.
Bạn có thể chọn những sở thích cũ hoặc bắt đầu theo đuổi một điều mới mẻ để tự tạo lối thoát cần thiết cho bản thân trong khoảng thời gian đau buồn này.
2.7. Giữ gìn sức khoẻ
Sự căng thẳng và buồn bã khi bị từ chối có thể dẫn đến sự thay đổi không hợp lý trong chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể chất của bạn. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe của bạn trong bất kỳ tình huống nào cũng là một điều vô cùng quan trọng.
Để giúp bản thân trải qua nhẹ nhàng hơn những cảm xúc tiêu cực, bạn nên kết hợp ăn uống và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và dành thời gian hòa mình với thiên nhiên. Khi đó chắc chắn tâm trạng và sức khoẻ của bạn sẽ chuyển biến tốt hơn trước rất nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng không nên tìm đến các chất kích thích như rượu, nicotine hoặc ma tuý để giải quyết nhanh chóng tình trạng buồn bã của mình. Thực tế những chất này chỉ có thể giúp bạn khắc phục tạm thời mà không thể xử lý dứt điểm vấn đề, thậm chí dẫn đến chứng nghiện chất kích thích nguy hiểm.
2.8. Lên kế hoạch mới
Cuối cùng, để xử lý khi bị từ chối, bạn có thể lên một kế hoạch mới cho tương lai. Hãy chuẩn bị các bước thật kỹ lưỡng để đối phương không nói lời từ chối như lần trước đó.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd