Bài viết bởi Dược sĩ Dương Thu Hương - Dược sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Thuốc sử dụng dưới dạng hít là khá phổ biến trong điều trị các bệnh hô hấp. Tùy vào từng bệnh cảnh, từng đối tượng bệnh nhân và mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc chung luôn là việc sử dụng dụng cụ xịt hít thuốc đúng cách, đem lại hiệu quả điều trị tối đa và hạn chế lãng phí thuốc cũng như tác dụng phụ không mong muốn
3. Cách sử dụng dụng cụ xịt hít bột khô (DPI) và phun hạt mịn (SMI)
3.1 Dụng cụ xịt hít bột khô DPI
Các dụng cụ xịt hít bột khô có nhiều loại và cách sử dụng sẽ khác nhau đôi chút. Về cơ bản, sau khi hoạt hoá dụng cụ và thuốc sẵn sàng, phương thức đưa thuốc vào cơ thể như sau:
- Hít vào và thở ra bình thường
- Ngậm chặt miệng vào phần đầu ngậm, hít sâu và mạnh sau đó giữ hơi thở 5-10s hoặc lâu nhất có thể.
- Bỏ dụng cụ ra khỏi miệng, thở ra. Không thở khi đang ngậm dụng cụ để tránh làm ẩm dụng cụ
Cách thức hoạt hoá các dụng cụ sẽ được trình bày chi tiết dưới đây:
a) Dạng Accuhaler (hình đĩa tròn)/Ellipta (hình nụ hoa dẹt)
Mở phần miệng ngậm bằng cách đẩy nắp sang một bên.
- Đối với Accuhaler, gạt cần gạt xuống đến khi nghe thấy tiếng click.
- Đối với Ellipta: Mở nắp đến khi nghe thấy tiếng click là dụng cụ đã sẵn sàng để hít
Lưu ý: Nếu đóng và mở nắp hoặc gạt cần gạt mà không hít người dùng sẽ bị mất 1 liều thuốc. Ellipta có thời hạn sử dụng là 6 tuần sau mở nắp. Kiểm tra cửa số đếm liều. Nếu nghe thấy tiếng click nhưng cửa sổ không nhảy số tức là thuốc chưa được hoạt hoá. Cần thực hiện lại các động tác phía trên cho đến khi cửa sổ đếm liều nhảy số
b) Dạng Turbuhaler/Twisthaler (hình trụ)
Đối với Turbuhaler: Mở phần nắp che đầu ngậm. Vặn phần đáy răng cưa sang phải rồi sang trái đến khi nghe tiếng click.
Đối với Twisthaler: Sau khi vặn phần nắp đậy lên trên sẽ nghe thấy tiếng click tức là thuốc đã được tải, không cần vặn thêm nữa.
c) Dạng Handihaler (hình trứng dẹt)/Breezhaler (hình hộp dẹt)
- Do dụng cụ chưa có sẵn thuốc, cần bóc thuốc ra khỏi vỉ nhôm và sử dụng ngay sau đó. Lưu ý: Viên nang không dùng để nuốt!
- Bỏ viên nang chứa thuốc vào buồng chứa thuốc trong dụng cụ. Đậy lại
- Ấn vào nút ở thành bên của dụng cụ đến khi nghe tiếng click (tiếng vỏ viên nang bị đâm thủng). Không cần ấn nhiều lần
- Với breezhaler: khi hít vào người dùng sẽ nghe thấy tiếng rì rào vì viên nang quay ở trong buồng chứa. Nếu không nghe thấy, nên mở lại buồng chứa và vỗ nhẹ để viên nang không dính vào buồng chứa.
- Có thể hít vào nhiều lần cho đến khi hết thuốc trong viên nang
- Sau khi kết thúc, tháo dụng cụ và bỏ viên nang đã sử dụng
d) Dạng RespiClick
- Đảm bảo phần nắp được đậy kín trước khi sử dụng
- Giữ dụng cụ thẳng đứng và mở nắp đến khi nghe thấy tiếng click là dụng cụ đã được hoạt hoá
e) Pressair inhaler
- Bỏ nắp đậy bằng cách bóp nhẹ vào phần mũi tên ở mỗi bên nắp màu xanh
- Giữ dụng cụ với phần nút xanh quay lên trên
- Trước khi đặt vào miệng, ấn nút màu xanh hết cỡ sau đó nhả ra. Nhìn vào cửa sổ nhỏ trên phần đầu ngậm xem có đổi màu từ đỏ sang xanh không. Nếu chưa đổi màu cần ấn lại đến khi màu chuyển sang xanh, hiển thị dụng cụ đã được hoạt hoá.
Lưu ý chung cho các loại dụng cụ xịt hít bột khô:
- Không rửa các dụng cụ xịt hít khô có chứa sẵn liều với nước. Có thể vệ sinh đầu ngậm bằng vải khô
- Một vài loại bột rất nhạy cảm với độ ẩm. Cần để dụng cụ ở nơi khô thoáng, có độ ẩm thấp để tránh giảm hiệu quả của thuốc
Cần lưu ý các lỗi thường gặp khi sử dụng dụng cụ xịt hít dùng chất đẩy:
- Hít không đủ lực
- Không hít nhanh và sâu
- Lưu ý: Các dụng cụ xịt hít bằng bột chứa lactose – trao đổi với bác sĩ trong trường hợp dị ứng sữa
Cách nhận biết khi nào dụng cụ hết thuốc: Đa số các dụng cụ có cửa sổ đếm số lần xịt và cho người dùng biết khi nào sẽ hết thuốc. Nếu không người dùng nên giữ một quyển sổ ghi số lần dùng dụng cụ để biết khi nào dụng cụ sẽ hết thuốc
4.2 Dụng cụ xịt hít dạng hạt mịn
- Lắp buồng áp lực chứa thuốc vào thân dụng cụ cho lần sử dụng đầu tiên.
- Ấn vào phần khóa an toàn để tháo phần thân plastic
- Ấn phần đầu nhỏ của bình chứa thuốc vào dụng cụ xịt đến khi nghe thấy tiếng click. Có thể ấn xuống bàn hoặc bề mặt cứng để đảm bảo phần đầu đi hết vào bên trong dụng cụ.
- Không bỏ phần buồng áp ra ngoài thân sau khi đã cắm vào. Không tháo phần thân plastic ra.
Nếu người dùng cần giúp đỡ trong lần lắp đầu tiên, nhờ Dược sĩ tư vấn hướng dẫn lắp dụng cụ.
- Xịt mồi dụng cụ cho lần dùng đầu tiên: đặt dụng cụ thẳng đứng, vặn phần thân trong sang bên phải (theo hướng đồng hồ) cho đến khi nghe tiếng clicks. Mở nắp và hướng phần đầu ngậm xuống sàn. Ấn nút ở 2 bên đến khi nhìn thấy hạt sương bay ra. Lặp lại 3 lần. Nếu không dùng trên 3 ngày, xịt mồi lại 1 lần; nếu không dùng trên 3 tuần: xịt mồi lại 4 lần
- Cầm dụng cụ bằng 1 tay, với tay còn lại, vặn phần thân trong suốt sang bên phải cho đến khi nghe tiếng click
- Mở miệng, hít ra chậm
- Đặt phần đầu ngậm vào miệng theo hướng nằm ngang, ngậm chặt
- Khi bắt đầu hít vào chậm, ấn nút để giải phóng thuốc. Giữ hơi thở 10s
- Bỏ phần dụng cụ và thở ra
Vệ sinh dụng cụ: 1 lần/tuần bằng cách lau ở trong và ngoài phần đầu ngậm bằng vải ẩm sạch
Cần lưu ý các lỗi thường gặp khi sử dụng dụng cụ xịt hít dùng chất đẩy:
- Không chuẩn bị thuốc đúng cách
- Không hít chậm và sâu
- Không giữ hơi thở
Cách nhận biết khi nào dụng cụ hết thuốc: Dụng cụ có cửa sổ đếm liều ở thân. Khi mũi tên chỉ số “0”, người dùng sẽ không thể vặn phần thân của dụng cụ nữa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng các dụng cụ xịt hít, Quý khách hàng có thể liên hệ đến bệnh viện Vinmec để được Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn sử dụng đúng cách.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.