Cách sơ cứu bỏng và các tổn thương do điện

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Ninh - Bác sĩ cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bỏng là tổn thương gây ra do tiếp xúc với nhiệt, điện, hay hóa chất. Cụ thể, bỏng nhiệt xảy ra khi một người tiếp xúc với bề mặt nóng, hơi nước hay lửa. Khi bị bỏng bạn chỉ nên ngâm nước mát hay đắp khăn ướt mát sạch, không nên dùng đá lạnh. Đá lạnh có thể làm tổn thương vùng bỏng.

1. Các bước sơ cứu bỏng nhỏ

  • Đảm bảo hiện trường an toàn
  • Lấy túi sơ cứu
  • Mang dụng cụ bảo hộ cá nhân
  • Làm mát vùng bỏng ngay lập tức bằng nước mát, không dùng nước đá, trong ít nhất 10 phút
  • Nếu bạn không có nước mát thì bạn có thể sử dụng túi chườm sạch- mát hay lạnh nhưng không dùng đông lạnh
  • Cho nước mát chảy trên vùng bỏng đến khi không còn đau
  • Bạn có thể bọc vùng bỏng bằng gạc khô, không dính, sạch hay vô trùng

Ngay khi bị bỏng, bạn cần làm mát vết thương bằng nước mát
Ngay khi bị bỏng, bạn cần làm mát vết thương bằng nước mát

2. Các bước sơ cứu bỏng rộng

  • Đảm bảo hiện trường an toàn
  • Nếu có cháy, vùng bỏng lớn, hay bạn không biết phải làm gì, hãy gọi ngay cấp cứu (115)
  • Nếu nạn nhân hay quần áo của nạn nhân đang bị cháy thì phải dập tắt lửa theo nguyên tắc stop –drop –roll (ngừng, nằm, cuộn). Sau đó, bọc người bị nạn bằng tấm chăn ướt

Nguyên tắc Stop – Drop - Roll

  • Stop (Ngừng lại) - Người nạn phải dừng lại, ngừng mọi chuyển động có thể làm bùng cháy ngọn lửa hoặc cản trở những người cố gắng dập lửa.
  • Drop (nằm) - Người bị nạn phải nằm xuống đất nếu có thể, che mặt bằng tay để tránh chấn thương mặt
  • Roll (Cuộn) - Người nạn phải lăn trên mặt đất, cố gắng dập tắt lửa bằng cách giảm khí oxy. Nếu nạn nhân nằm trên một tấm thảm hoặc có người hỗ trợ, họ có thể giúp cuộn tấm thảm để dập tắt lửa.
  • Khi lửa đã được dập tắt, tháo bỏ tấm chăn ướt. Cẩn thận loại bỏ nữ trang và quần áo để chúng không dính vào da
  • Làm mát vùng bỏng ngay lập tức bằng nước mát trong ít nhất 10 phút
  • Sau khi đã làm mát vùng bỏng, bọc vùng bỏng bằng gạc khô, không dính, sạch hay vô trùng
  • Dùng chăn khô đắp cho nạn nhân
  • Theo dõi các dấu hiệu sốc
  • Nạn nhân bị bỏng rộng nên được điều trị bởi nhân viên y tế càng sớm càng tốt
  • Nhân viên y tế sẽ xác định nạn nhân cần điều trị thêm những gì

Nếu có cháy, vùng bỏng lớn, hay bạn không biết phải làm gì, hãy gọi ngay cấp cứu (115)
Nếu có cháy, vùng bỏng lớn, hay bạn không biết phải làm gì, hãy gọi ngay cấp cứu (115)

3. Sơ cứu những tổn thương do điện

Điện có thể gây tổn thương bề mặt cơ thể cũng như tổn thương nội tạng bên trong cơ thể. Bạn có thể nhìn thấy dấu vết cũng như vết thương nơi mà dòng điện đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Tổn thương có thể nặng nhưng dựa vào dấu vết tổn thương bên ngoài thì rất khó xác định mức độ nặng của thương tổn. Điện có thể làm nạn nhân ngưng thở, có thể gây ngưng tim và tử vong.

Khi có nạn nhân bị tổn thương do điện thế cao, ví dụ đứt dây điện và dây điện rớt xuống, thì ngay lập tức thông báo cho cơ quan chức năng và gọi cấp cứu (115). Không được bước vào khu vực đó và không thử hay cố gắng kéo dây điện ra nếu như vẫn chưa tắt nguồn điện.

Chú ý: Dòng điện có thể đi từ nguồn điện qua nạn nhân và vào cơ thể bạn. Vì thế, không chạm vào nạn nhân nếu nạn nhân vẫn đang tiếp xúc với nguồn điện. Cách tốt nhất là tắt nguồn điện, nhưng cũng chỉ cố gắng thực hiện điều này nếu như bạn đã được huấn luyện để làm, hay bạn biết cách tắt nguồn điện. Khi nguồn điện đã được tắt thì bạn có thể chạm vào người nạn nhân.

Các hành động bạn cần thực hiện để sơ cứu nạn nhân bị điện giật:

  • Bảo đảm hiện trường an toàn
  • Lấy túi sơ cứu và máy AED
  • Mang dụng cụ bảo hộ cá nhân
  • Khi đã bảo đảm an toàn thì có thể chạm vào nạn nhân, thực hiện CPR nếu có chỉ định
  • Nhân viên y tế nên kiểm tra tất cả những người đã bị điện giật ngay khi có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: First aid - American Heart Association

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe