Cách nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc (từ 2 đến 4 tuổi)

Theo chuyên gia, hạnh phúc của trẻ không phải do bố mẹ mang lại, mà là do được dạy dỗ. Những trẻ được nuông chiều quá mức, có đầy đồ chơi và không bao giờ bị làm cho khó chịu, sẽ dễ trở thành người buồn chán, hoài nghi và không vui vẻ. Vậy làm thế nào để nuôi dạy trẻ hạnh phúc?

1. Học cách đọc cảm xúc của trẻ

Khi con còn là một đứa trẻ sơ sinh và mới biết đi, bạn có thể biết rõ con đang vui hay buồn. Khuôn mặt bé rạng rỡ trong một nụ cười rất tươi khi bạn về nhà, và khóc nức nở không ngừng khi món đồ chơi yêu thích bị hỏng.

Nhưng khi con lớn hơn, cảm xúc cũng phức tạp hơn với khả năng tự kiểm soát bản thân và ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những dấu hiệu bên ngoài cho biết con có hạnh phúc hay không hạnh phúc cũng khá dễ nhận biết. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ vui vẻ mỉm cười, chơi đùa, thể hiện sự tò mò, hòa đồng với bạn bè.

Ngược lại, các dấu hiệu của một đứa trẻ không hạnh phúc là rất rõ ràng: Con thu mình, ít nói, không ăn nhiều, không hòa nhập tự nhiên với bạn bè, không chơi, không đặt câu hỏi, không cười, và nói những điều vô nghĩa.

Nếu con bạn là một đứa trẻ nhút nhát hoặc sống nội tâm bẩm sinh, không cười hoặc không tương tác nhiều, không có nghĩa là bé không hạnh phúc. Sự nhút nhát không giống như nỗi buồn, nhưng bạn sẽ phải nỗ lực hơn để đọc các dấu hiệu của con. Cần phát hiện những thay đổi lớn trong hành vi của con, như trở nên cô lập hoặc sợ hãi hơn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề đáng được lưu tâm.

Một giáo sư tâm thần học đã xác định được 9 "tín hiệu" bẩm sinh mà trẻ sử dụng để truyền đạt cảm xúc của mình. Trong đó có tín hiệu tích cực là "quan tâm" và "thích thú", ngược lại tín hiệu tiêu cực là "đau khổ", "tức giận" và "sợ hãi" chứng tỏ bé không hạnh phúc.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận ra rằng trẻ dễ sợ hãi, dễ buồn bực sẽ không thích các hoạt động ngoại khóa đông người, nhưng phụ huynh không biết rằng một đứa trẻ đang tức giận thường biểu lộ nỗi buồn. Theo chuyên gia tâm lý, dù ở độ tuổi nào thì tức giận cũng chỉ đơn giản là sự lo lắng quá mức. Khi con bạn đánh anh chị em hoặc hét lên "Con ghét mẹ!", có nghĩa là bé đang đau khổ đến mức không thể biểu hiện bằng giao tiếp thông thường.

Trẻ sẽ có những cách riêng để thể hiện khi đối mặt với khoảng thời gian khó khăn. Một vài trẻ có thể bỏ cuộc, số khác nổi cơn thịnh nộ, và vẫn có những trẻ đeo bám, nép sát vào mẹ. Khi biết rõ tính khí của con mình, bạn sẽ nhìn ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đang có điều gì không ổn.


Khi con còn là một đứa trẻ sơ sinh và mới biết đi, bạn có thể biết rõ con đang vui hay buồn
Khi con còn là một đứa trẻ sơ sinh và mới biết đi, bạn có thể biết rõ con đang vui hay buồn

2. Chơi đùa vui vẻ với trẻ

Nếu hỏi trẻ về những khoảng thời gian hạnh phúc nhất, có lẽ con sẽ nói rằng điều khiến con hạnh phúc nhất chính là bạn. Bố mẹ chính là chìa khóa đầu tiên mở ra cánh cửa hạnh phúc cho con trẻ. Các chuyên gia khuyên hãy gắn kết với con, chơi với con. Nếu bạn đang vui vẻ với con, con cũng sẽ vui vẻ. Tạo cho bé một tuổi thơ gắn kết với gia là bước tốt nhất để đảm bảo nuôi dạy trẻ hạnh phúc.

Các hoạt động vui chơi không chỉ tạo ra niềm vui, mà còn là cách giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết, xây dựng hạnh phúc trong tương lai. Chơi tự do giúp bé khám phá sở thích của bản thân - như xây dựng thành phố từ các khối lego, giả làm giáo viên dạy học cho thú nhồi bông. Đây có thể là bước đầu cho những sở thích được nuôi dưỡng và tồn tại suốt đời.

3. Giúp con thành thạo các kỹ năng mới

Có một điều đáng ngạc nhiên là: Những người hạnh phúc thường là những người đã thành thạo một kỹ năng. Giống như người lớn, một đứa trẻ hạnh phúc cần phải theo đuổi sở thích của riêng mình, nếu không sẽ không có niềm vui khi thành công. Ví dụ, khi con tập bắt bóng, bé sẽ học được từ những sai lầm của mình, phát triển tính kiên trì và kỷ luật. Sau đó con sẽ trải nghiệm được niềm vui thành công từ nỗ lực của chính mình.

Trẻ cũng gặt hái được phần thưởng là sự công nhận từ những người khác đối với thành tích của mình. Quan trọng nhất, trẻ sẽ phát hiện ra rằng mình có một số quyền kiểm soát cuộc sống: Nếu con cố gắng làm điều gì đó, cùng với sự kiên trì, thì cuối cùng con sẽ thành công. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để xác định hạnh phúc của người trưởng thành.


Một đứa trẻ hạnh phúc cần phải theo đuổi sở thích của riêng mình, nếu không sẽ không có niềm vui khi thành công
Một đứa trẻ hạnh phúc cần phải theo đuổi sở thích của riêng mình, nếu không sẽ không có niềm vui khi thành công

4. Nuôi dưỡng thói quen lành mạnh

Ngủ nhiều, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Để rèn luyện sức khỏe, con bạn không cần phải tham gia một đội bóng, mà chỉ cần chạy xung quanh bên ngoài là đủ giải tỏa tâm trạng.

Nếu muốn nuôi con đúng cách, bạn cũng nên chú ý đến mối liên hệ giữa tâm trạng của con và các loại thực phẩm cụ thể. Ví dụ, đường có thể giúp trẻ tăng cường năng lượng, nhưng cũng tạo ra sự sụt giảm năng lượng khi đường hết tác dụng. Dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm cũng có thể đóng một vai trò hình thành nên hành vi và tâm trạng của con trẻ.

5. Hãy để con trải nghiệm

Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng để nuôi dạy trẻ hạnh phúc, mình cần cố hết sức giải quyết mọi rắc rối mà con gặp phải trong cuộc sống. Nhưng chuyên gia tâm lý trẻ em coi đây là một sai lầm lớn mà nhiều bậc phụ huynh quá yêu thương con vô tình mắc phải.

Những ông bố bà mẹ luôn cố gắng làm mọi điều tốt hơn cho con mình, khiến chúng luôn vui vẻ không phải là lý tưởng. Đừng lúc nào cũng can thiệp và cố gắng giải quyết mọi khó khăn thay cho trẻ. Trẻ em cần học cách chịu đựng một số đau khổ và bất hạnh. Hãy để chúng tự đấu tranh, tìm hiểu mọi thứ và học cách đối phó.

Nên cho phép trẻ em trải nghiệm nhiều tình huống, ngay cả những khó khăn hoặc thất vọng, để xây dựng nguồn sức mạnh bên trong và dẫn đến hạnh phúc. Dù là một đứa trẻ 7 tháng tuổi đang cố gắng tập bò hay 7 tuổi đang nhức đầu vì môn toán, thì cuối cùng con sẽ trở nên tốt hơn khi phải nhiều lần đối phó với nghịch cảnh đơn giản.

Học cách đối mặt với những thất vọng và thất bại không thể tránh khỏi trong cuộc sống là điều rất quan trọng để con bạn có được hạnh phúc trong tương lai. Theo thời gian, trẻ sẽ học được rằng dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, con cũng có thể tìm ra giải pháp. Điều này không có nghĩa là bố mẹ không nên giúp đỡ con khi cần thiết. Nhưng vai trò của bạn là chỉ cho con hướng giải quyết, chứ không phải làm thay con mình.


Nên cho phép trẻ em trải nghiệm nhiều tình huống, ngay cả những khó khăn hoặc thất vọng, để xây dựng nguồn sức mạnh bên trong và dẫn đến hạnh phúc
Nên cho phép trẻ em trải nghiệm nhiều tình huống, ngay cả những khó khăn hoặc thất vọng, để xây dựng nguồn sức mạnh bên trong và dẫn đến hạnh phúc

6. Cho phép trẻ buồn hoặc tức giận

Khi con bạn tỏ thái độ buồn chán, chui vào một góc trong bữa tiệc sinh nhật, phản ứng tự nhiên của bạn có thể là nói: "Con phải vui vẻ như mọi người chứ!". Cũng có một số cha mẹ cảm lo lắng quá mức mỗi khi đứa con bé bỏng của họ bị từ chối, không được mời đến bữa tiệc sinh nhật bạn bè, hoặc mỗi khi bé khóc vì không đạt được như ý muốn.

Trẻ em cần biết rằng đôi khi buồn bã cũng không sao, đó chỉ là một phần của cuộc sống. Nếu bạn cố gắng kìm nén tất cả mọi điều không vui, bé có thể hiểu rằng cảm giác buồn bã là sai trái. Hãy để con bạn trải nghiệm mọi cảm giác chân thực, bao gồm cả nỗi buồn.

Thay vì dồn nén vào trong, hãy khuyến khích con bạn thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Đừng cố gắng giải quyết các vấn đề của con, thay vào đó là hãy lắng nghe và giúp con hướng giải quyết.

Ví dụ, hãy cho phép bé nói: “Mẹ, con rất giận mẹ” hoặc “Con rất buồn vì hôm nay không được đi chơi”. Khi đó, bố mẹ có thể trả lời rằng: "Bố mẹ xin lỗi vì làm con buồn bực" hoặc "Bố mẹ cũng rất tiếc, cũng buồn", và tiếp tục trò chuyện với con.

7. Lắng nghe con

Lời khuyên tốt nhất và đơn giản nhất để biết con bạn có hạnh phúc hay không là: Lắng nghe. Bạn có thể hỏi trực tiếp rằng con có hạnh phúc không và xem phản ứng của con, hoặc chí ít thì đây cũng là một cách thể hiện sự quan tâm.

Giao tiếp cởi mở là điều cần thiết để hiểu được tâm trạng của con bạn. Ví dụ, hãy nói với con: “Con có vẻ buồn. Có điều gì muốn nói với mẹ không? Có điều gì làm con phiền lòng?” Sau đó, hãy để trẻ kể chuyện cho bạn nghe. Nếu bé từ chối chia sẻ, hãy thử lại vào ngày hôm sau.

Nếu bạn lo lắng rằng con đang phải đối mặt với một vấn đề nào đó, hãy thử nói chuyện với cô giáo, người chăm sóc thường xuyên và các phụ huynh khác để xem có thông tin gì hữu ích không.

Hầu hết các trường hợp trẻ không vui hoặc khó chịu là do môi trường sống căng thẳng: đánh nhau với bạn bè, cãi nhau với anh chị em hoặc gia đình bất hòa. Nhưng đôi khi nguồn gốc của sự bất mãn còn nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu không vui cứ đeo bám con quá mức - như bé miễn cưỡng đến trường mỗi buổi sáng, lo lắng mất đi bố mẹ, giả vờ bị bệnh, luôn cảm thấy buồn bã, khó ngủ hoặc khó ăn - hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến ​​chuyên gia sức khỏe tâm thần chuyên về trẻ em. Nhìn chung thì trầm cảm ở trẻ mẫu giáo là không phổ biến.


Giao tiếp cởi mở là điều cần thiết để hiểu được tâm trạng của con bạn
Giao tiếp cởi mở là điều cần thiết để hiểu được tâm trạng của con bạn

8. Dạy trẻ biết quan tâm và chia sẻ

Nghiên cứu cho thấy những người tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống sẽ ít cảm thấy chán nản hơn. Và cả trẻ nhỏ cũng vậy. Ví dụ, khi giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản, như lấy quần áo ra khỏi máy sấy, sẽ khiến con bạn cảm thấy vui vì có đóng góp.

Một số gia đình có thói quen từ thiện và giúp đỡ người khác cũng nuôi con đúng cách. Ví dụ, sau trận lũ lụt, bạn có thể cùng con soạn đồ dùng học tập và balô để quyên góp cho những đứa trẻ khác.

9. Làm tấm gương cho trẻ

Nghiên cứu cho thấy rằng bố mẹ có thể truyền tính khí của mình cho con cái - không nhất thiết phải qua gen, mà chính là hành vi và phong cách cách nuôi dạy con của họ. Tính khí của con trẻ sẽ phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng bắt chước phong cách cảm xúc của cha mẹ. Khi bạn cười, trẻ cũng mỉm cười và não của trẻ được kích hoạt các dây thần kinh để cười.

Nuôi con đúng cách chính là trở thành hình mẫu tích cực cho con từ những điều nhỏ nhặt. Hãy dạy con vui vì những gì đang có, thay vì buồn vì những gì không có. Một phụ huynh nhận thấy khi họ bị stress cao độ, các con sẽ phản ứng ngay lập tức bằng cách tự im lặng, thu mình lại. Điều này khiến các ông bố bà mẹ cần nỗ lực để cho các con thấy một thái độ sống tích cực hơn.

Nhưng bạn cũng không cần phải che giấu những cảm xúc tiêu cực của mình. Bạn có thể cho trẻ thấy rằng mình đang buồn vì người bạn thân nhất chuyển đi xa, đồng thời nói với con về cách cả hai sẽ giữ liên lạc và đến thăm nhau vui như thế nào. Bằng cách này, bạn đã dạy con rằng nỗi buồn là một phần của cuộc sống, cũng như chỉ cho con biết cách vượt qua.

Hạnh phúc thật sự đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Vì vậy bố mẹ cần nuôi con đúng cách để chúng trở thành đứa trẻ hạnh phúc. Bạn không cần phải là một chuyên gia tâm lý trẻ em để truyền sức mạnh nội tâm và trí tuệ cần thiết cho con vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Với sự kiên nhẫn và linh hoạt, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng có thể nuôi dạy trẻ hạnh phúc suốt đời.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết tham khảo nguồn: Babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe