Khàn tiếng do viêm thanh quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm dây thanh quản khàn tiếng thường gây ra do cảm lạnh ở đường hô hấp trên. Chữa viêm thanh quản chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi.

1. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng sử dụng quá mức, kích thích hoặc nhiễm trùng thanh quản dẫn đến viêm. Dây thanh âm, có hai nếp gấp của màng nhầy bao phủ cơ và sụn. Thông thường, dây thanh âm mở và đóng trơn tru, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động.

Khi dây thanh âm bị kích thích quá mức sẽ dẫn đến viêm thanh quản. Tình trạng viêm tấy sẽ làm biến dạng âm thanh được tạo ra bởi không khí đi qua dây thanh. Kết quả là giọng nói của bạn trở nên khàn khàn. Trong một số trường hợp viêm thanh dây quản nặng, giọng nói của người bệnh gần như không thể nghe thấy được (tắt tiếng).

Viêm thanh quản cấp có thể xuất hiện ngắn hạn hoặc kéo dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời hoặc sử dụng giọng nói quá mức và không nghiêm trọng. Tuy nhiên khàn giọng dai dẳng đôi khi báo hiệu một tình trạng y tế tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.


Viêm thanh quản chủ yếu do virus gây do và không nghiêm trọng
Viêm thanh quản chủ yếu do virus gây do và không nghiêm trọng

2. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường tình trạng viêm thanh quản ở người lớn là không nghiêm trọng, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị khàn tiếng hơn 2 tuần, kèm theo ho ra máu, sốt trên 39.4 độ C hoặc khó thở.

Viêm dây thanh quản ở trẻ em có thể rất nghiêm trọng. Do đó phụ huynh cần liên tục theo dõi thân nhiệt cho các bé và đưa đến khám bác sĩ nếu:

● Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi và thân nhiệt cao hơn 37.7 độ C;

● Trẻ em lớn hơn 3 tháng tuổi bị sốt từ 38.8 độ C trở lên;

● Bé gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở;

● Phát ra những âm thanh the thé khi hít vào;

● Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

Ở trẻ em, tình trạng viêm thanh quản có thể dẫn đến co thắt, hẹp đường thở hoặc viêm nắp ở thanh quản và đỉnh thanh quản. Các biến chứng kéo theo có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần chữa viêm thanh quản khản tiếng khẩn cấp nếu bạn hoặc trẻ nhỏ bắt đầu thở hổn hển hoặc trở nên khó thở.

3. Chẩn đoán và điều trị

3.1. Chẩn đoán

Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm dây thanh quản khàn giọng. Những thay đổi trong giọng nói của bạn có thể biến chuyển khác nhau theo mức độ nhiễm trùng hoặc kích thích, từ khàn giọng nhẹ đến gần như mất hoàn toàn giọng nói. Nếu bạn bị khàn giọng mãn tính, bác sĩ cần lắng nghe giọng nói của bạn và kiểm tra dây thanh âm.

Nội soi thanh quản

Sinh thiết

Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô ra để kiểm tra dưới kính hiển vi.


Viêm thanh quản có thể chẩn đoán bằng sinh thiết
Viêm thanh quản có thể chẩn đoán bằng sinh thiết

3.2. Điều trị

Viêm thanh quản cấp tính thường tự khỏi trong vòng một tuần hoặc lâu hơn, trong thời gian này bạn có thể áp dụng những cách tự chữa viêm thanh quản khàn tiếng và chăm sóc tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng.

Đối với viêm thanh quản mãn tính, mục đích của những phương pháp điều trị là nhắm vào các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như ợ nóng, hút thuốc hoặc lạm dụng rượu.

Thuốc sẽ được sử dụng trong một số trường hợp sau:

● Kháng sinh: Hầu hết kháng sinh sẽ không phát huy tác dụng vì nguyên nhân gây viêm thanh quản thường là do virus. Nhưng nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.

● Corticosteroid: Có tác dụng giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng khi có nhu cầu chữa viêm thanh quản khản tiếng cấp thiết. Ví dụ, bạn cần sử dụng giọng hát hoặc lời nói của mình để trình bày trước những sự kiện quan trọng, hoặc trong trường hợp khi trẻ mới biết đi bị viêm thanh khí phế quản cấp.

3.3. Lưu ý trước khi đến khám bác sĩ

Bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để khám tổng quát trước khi được giới thiệu đến bác sĩ chuyên về tai, mũi, họng nếu cần thiết.

Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc thăm khám:

● Nếu có đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy hỏi nhân viên bạn cần chuẩn bị những gì;

● Viết ra tất cả những triệu chứng mà bạn đã gặp phải, kể cả các biểu hiện có vẻ không liên quan đến viêm dây thanh quản;

● Viết lại thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những sự kiện gây nhiều căng thẳng hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống gần đây;

● Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng;

● Nếu có thể, hãy đi cùng với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để nhắc bạn nhớ các thông tin hữu ích đã bị quên hoặc bỏ lỡ;

● Viết ra những câu hỏi cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Một số phương pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà có thể chữa viêm thanh quản khản tiếng cho giọng nói của bạn, chẳng hạn như:

● Hít không khí ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí trong nhà hoặc văn phòng không bị quá khô. Nếu không có máy phun sương, bạn cũng có thể thay thế bằng cách xông tinh dầu bạc hà hoặc tắm nước nóng;

● Nghỉ ngơi, giữ giọng nói càng nhiều càng tốt. Tránh nói hoặc hát quá to và quá lâu. Nếu bạn cần nói chuyện trước các đám đông, hãy cân nhắc sử dụng micro và loa;

● Uống nhiều nước để tránh mất nước, nhưng hạn chế rượu và caffeine.

● Làm ẩm cổ họng và sát khuẩn bằng viên ngậm chứa các loại thảo mộc như khuynh diệp và bạc hà, súc miệng với nước muối hoặc nhai kẹo cao su.

● Không dùng thuốc thông mũi vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

● Tránh nói thì thầm vì điều này thậm chí còn gây áp lực hơn cho dây thanh của bạn so với giọng nói bình thường.

Thông thường, viêm dây thanh quản do virus sẽ hết sau vài tuần và bạn có thể áp một số biện pháp chăm sóc, nghỉ dưỡng tại nhà cho đến khi khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm thanh quản xảy ra ở trẻ em, hoặc với mức độ nặng và cần được điều trị khẩn cấp để lấy lại giọng nói trước những sự kiện quan trọng, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa chữa viêm thanh quản khản tiếng để nhanh chóng bình phục.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi...

BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org; Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe