Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà đang được rất nhiều người bệnh tìm kiếm. Bởi lẽ, việc tự điều trị tại nhà có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của người bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà cũng đi kèm với nhiều rủi ro và một số điều cần phải chú ý. Vậy, đâu là những cách điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh?
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Nguyễn Huyền Nhung, Bác sĩ Nội Tiêu hóa - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Gan mật - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng.
1. Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà được áp dụng khi nào?
Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó gây ra sưng, viêm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các tổn thương này có thể phát triển thành loét và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Về cách điều trị, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ổ loét. Đối với những trường hợp bệnh nặng có triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Người bệnh dưới 60 tuổi.
- Người mắc viêm loét dạ dày nhẹ và được phát hiện sớm, triệu chứng không quá nghiêm trọng.
- Bệnh nhân không có các dấu hiệu nguy hiểm như sốt, sụt cân, nôn mửa hoặc đi ngoài phân đen.
- Người bệnh đã được bác sĩ khám và chẩn đoán, đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh, hướng dẫn chi tiết về cách tự chăm sóc bệnh tại nhà.
- Quá trình điều trị tại nhà cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý dừng điều trị.
- Nếu thấy việc điều trị tại nhà không hiệu quả hay có vấn đề phát sinh, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có phương hướng xử lý kịp thời.
2. Các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Ngay cả khi cơn đau do viêm loét dạ dày không đủ nghiêm trọng đến mức cần phải gặp bác sĩ, bệnh nhân vẫn có thể khó chịu vì những cơn đau mà bệnh gây ra. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để làm dịu cơn đau và kích ứng. Cụ thể, bệnh nhân có thể thử áp dụng các phương pháp sau:
2.1 Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn để tự điều trị tại nhà. Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm tiết axit.
- Thuốc kháng axit.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
- Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
- Thuốc tạo màng bọc. Thuốc này sẽ tạo ra một màng bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Dù có khả năng điều trị bệnh, các loại thuốc trị viêm loét dạ dày này có thể gây ra một vài tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường gặp nhất là đi ngoài phân đen hoặc đen lưỡi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường vô hại và sẽ biến mất sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc.
Dù vậy, một vài người bệnh có thể mệt mỏi khi sử dụng các loại thuốc trị viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là vì các phản ứng phụ của thuốc như nôn mửa hay tiêu chảy liên tục. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị mất nước, từ đó gây ra suy nhược. Lúc này, bệnh nhân cần liên hệ với các bác sĩ điều trị để có phương án xử lý kịp thời.
2.2 Trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên để điều trị viêm loét dạ dày sẽ là lựa chọn an toàn và lành tính. Các loại thảo dược như hạt bưởi, dạ cẩm tím hay nghệ có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Việc kết hợp những thành phần này có thể hỗ trợ người bệnh giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm lượng axit, từ đó giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Dưới đây là một số loại thảo dược phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tại nhà:
- Hạt bưởi: Trong hạt bưởi có chứa flavonoid là một hoạt chất giúp kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Từ đó, bệnh nhân có thể dùng hạt bưởi nhằm làm dịu đường tiêu hoá, trị viêm loét dạ dày.
- Nghệ: Nghệ hoặc tinh bột nghệ vàng, nghệ đen có tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm tiết dịch vị rất hiệu quả.
- Sung: Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng quả sung cũng rất phổ biến. Đây là một loại quả thường được dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày. Theo y học dân gian, quả sung còn là một vị thuốc có vị chát và hơi ngọt, tính bình, không độc. Sung có tác dụng nhuận tràng, làm sạch ruột, kiện tỳ ích vị, cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá, tiêu viêm, thông tiện. Vì thế, sung được dùng trong điều trị khá nhiều bệnh về hệ tiêu hoá như: Đau dạ dày, trĩ, kiết lỵ, viêm ruột hay trị viêm loét dạ dày tại nhà.
- Dạ cẩm tím: Theo Đông y, dạ cẩm tím là cây thuốc có tính bình, vị ngọt hơi đắng. Dạ cẩm tím ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ chua và giúp lành vết loét.
- Dừa: Nước dừa hay các sản phẩm từ dừa có thể giúp chống loét, khoáng khuẩn. Vì vậy, nước hoặc sữa dừa cũng là cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà rất tốt. Bệnh nhân có thể uống nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa mỗi ngày. Dầu dừa cũng có thể được sử dụng hàng ngày, uống 1 thìa vào mỗi buổi sáng và tối.
- Rễ cam thảo: Rễ cam thảo có chứa Glycyrrhizin, khi đi vào cơ thể có thể biến đổi thành axit glycyrrhetinic có tác dụng chống lại vi khuẩn HP. Tuy nhiên, người mắc cao huyết áp không nên sử dụng rễ cam thảo để trị viêm loét dạ dày tại nhà.
- Gừng: Gừng là một cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà rất phổ biến. Ngoài ra, gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn, giảm viêm do viêm loét dạ dày rất tốt. Người bệnh nên dùng gừng ở mức vừa phải để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Tỏi: Tỏi cũng là một thảo dược trị viêm loét dạ dày tại nhà. Để áp dụng, bệnh nhân có thể ăn khoảng 2-3 tép tỏi mỗi ngày và uống nước khi dạ dày rỗng.
- Chuối: Chuối có khả năng kích thích sản sinh các tế bào bên trong dạ dày, từ đó làm lành vết loét. Ngoài ra, vỏ chuối cũng có thể là bài thuốc trị viêm loét dạ dày tại nhà rất tốt. Vỏ chuối đem phơi khô, sau đó nghiền thành bột và trộn với mật ong dùng dần.
- Nha đam: Nha đam hay lô hội là một phương pháp chữa viêm loét dạ dày rất tốt. Nha đam cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị tình trạng viêm bên trong dạ dày. Bệnh nhân có thể ép nước nha đam để dùng trong khoảng 2-3 tuần nhằm điều trị bệnh.
Nhìn chung, các cách trị viêm loét tại nhà bằng thảo dược dân gian đều cần sự kiên nhẫn do quá trình điều trị rất lâu. Vì thế, bệnh nhân cần phải kiên trì mới thấy được hiệu quả.
Không chỉ vậy, bệnh nhân trước khi trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng các phương pháp này nên tìm hiểu kỹ lưỡng về cách sử dụng và liều lượng nhằm có hiệu quả tốt nhất. Để chữa bệnh, bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm kết hợp nhiều loại thảo dược đã được bào chế theo công thức chuẩn, cũng như được sản xuất bằng các thiết bị hiện đại. Điều này sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và giúp bệnh nhân trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả hơn.
2.3 Ngừa viêm loét dạ dày bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý
Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống của mình vì đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
Vì vậy, việc điều chỉnh các thói quen có thể sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh nhân có thể thử áp dụng một số cách sau:
- Tăng cường hấp thu chất xơ từ các loại trái cây, rau xanh hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
- Ưu tiên tiêu thụ các thức ăn mềm và dễ tiêu hoá.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ.
- Ăn đúng giờ, ăn đủ bữa và uống đủ nước.
- Cai thuốc lá và tránh sử dụng các chất kích thích với bất kỳ hình thức nào.
- Không nên thức khuya, giữ tinh thần tích cực, thoải mái.
- Tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân.
Bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Lúc này, tỷ lệ thành công trong việc chữa bệnh gần như tuyệt đối. Vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan và tránh để bệnh tiến triển nặng vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Với thành phần chính là cao dạ cẩm kết hợp cao hạt bưởi, chè dây, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ Dày Á ÂU: Giúp kiện tỳ mạnh vị, đem đến tác dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa;
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
Sản phẩm Dạ Dày Á Âu đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em” lần thứ 7 năm 2021. .
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ Dày Á Âu
Thành phần
Cao dạ cẩm tím, cao hạt bưởi, cao chè dây, bột nghệ, glycerin, kẽm, magnesi.
Đối tượng sử dụng
- Người bị ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.
- Người dùng thuốc hoặc uống rượu gây ảnh hưởng cho dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên, trước khi ăn 30 phút hoặc 1 giờ.
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng.
Chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa - Hà Nội.
ĐT: 024.38461530 – 028.62647169
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
- Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
(XNQC: 562/2021/XNQC-ATTP)