1. Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu (hay còn được gọi với cái tên sỏi niệu, sỏi đường tiết niệu) chính là kết quả từ kết tinh từ các tinh thể vô cơ có ở trong nước tiểu.
Tại Mỹ, sỏi niệu là bệnh rất phổ biến, khoảng 400.000 người ở độ tuổi 30 – 50 mỗi năm đều mắc phải. Trong đó, số lượng nam giới mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với nữ và người da trắng cao gấp khoảng 5 lần so với người da đen.
Đặc biệt, bệnh sỏi niệu dễ tái phát lại. Do đó, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, theo dõi bệnh thường xuyên.
2. Cách chữa sỏi tiết niệu theo từng giai đoạn cực hiệu quả
Sỏi tiết niệu gồm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn sớm: Sỏi mới bắt đầu xuất hiện, kích thước còn nhỏ, chưa gây ra bất cứ hậu quả nào.
- Giai đoạn cần can thiệp: Kích thước sỏi đã lớn làm gây tắc nghẽn, tuy nhiên nó chưa có biến chứng nặng. Sau khi điều trị sỏi tiết niệu, hệ tiết niệu vẫn có thể phục hồi chức năng được.
- Giai đoạn muộn: Sỏi niệu đã gây ra các biến chứng (thận mất chức năng, nhiễm khuẩn...)
Để chữa sỏi tiết niệu hiệu quả. Các bệnh nhân cần xác định được bệnh sỏi của mình ở giai đoạn nào. Tốt nhất, mọi người nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Điều trị sỏi đường tiết niệu hiệu quả theo từng giai đoạn
2.1. Cách điều trị sỏi đường tiết niệu ở giai đoạn sớm
Cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà thế nào? Sau khi được bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu ở giai đoạn đầu, người bệnh cần:
- Theo dõi quá trình sỏi phát triển, kết hợp điều trị nội khoa để có thể đẩy sỏi ra ngoài.
- Hàng ngày cần uống khoảng 2 – 3 lít nước.
- Thường xuyên vận động.
- Thực hiện điều trị theo bác sĩ chỉ định (nếu có).
2.2. Cách chữa sỏi tiết niệu ở giai đoạn cần can thiệp
Khi phát hiện sỏi tiết niệu đang ở giai đoạn xuất hiện những triệu chứng nhẹ, bệnh nhân nên điều trị theo cách sau:
- Theo dõi tình trạng bệnh trong 2 tuần.
- Điều trị nội khoa khi bác sĩ chỉ định.
- Uống nhiều nước dao động 2 - 3 lít/ngày.
- Vận động thường xuyên.
- Cần can thiệp để đẩy sỏi ra ngoài nếu sau 2 tuần chưa thấy sỏi ra.
2.3. Chữa trị sỏi niệu ở giai đoạn muộn không xâm lấn
Hiện nay, phương pháp điều trị sỏi tiết niệu có rất nhiều. Trong đó nhiều phương pháp tiên tiến không xâm lấn và không gây đau. Tùy vào tình trạng, diễn biến của sỏi mà bác sĩ đưa ra một trong những cách này để chữa sỏi niệu hiệu quả.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là cách điều trị nội khoa hiện đại và tiên tiến. Ưu điểm là giúp đẩy sỏi ra ngoài mà không cần phải làm phẫu thuật, mang đến hiệu quả cao. Phương pháp tán sỏi ra ngoài phù hợp với đối tượng:
- Kích thước đường kính của sỏi nhỏ.
- Không dùng với mẹ bầu hay người có sỏi cứng, sỏi bùn, sỏi uric quá rắn...
- Bệnh nhân không bị viêm tụy, viêm túi mật.
Tán sỏi qua da
Tán sỏi qua da thực hiện với gần hết mọi loại sỏi. Ưu điểm là hạn chế xâm lấn, đặc biệt là người bệnh nhanh chóng hồi phục.
3. Sỏi tiết niệu kiêng ăn gì?
Nguyên nhân chính gây ra sỏi tiết niệu chính là ăn uống không khoa học. Để điều trị sỏi thành công cũng như ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý kiêng khem và có chế độ ăn uống phù hợp.
Thực phẩm cần tránh:
- Thực phẩm có nhiều muối: Thịt nguội, đồ ăn mặn, đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh....
- Thực phẩm có chứa nhiều thành phần axit uric như bánh ngọt, hải sản, nội tạng của động vật...
- Không nên ăn cá hoặc thịt quá nhiều mỗi ngày.
- Thực phẩm chứa thành phần Oxalat: Măng tây, hạt óc chó, rau bina...
Thực phẩm nên ăn:
- Uống nước thường xuyên khoảng 2-3 lít mỗi ngày.
- Ăn cam, dưa hấu, mận, xoài, chanh, cam....
- Ăn rau xanh như dưa leo, đậu xanh, súp lơ.
- Thực phẩm chứa nhiều canxi.
Trên đây là một số cách chữa sỏi tiết niệu theo từng giai đoạn được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá hiệu quả rất tốt. Nếu xuất hiện các triệu chứng sỏi tiết niệu, hãy tìm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để có kết quả tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện Đa khoa Vinmec, quý khách liên hệ tới HOTLINE hoặc thông qua website của Vinmec TẠI ĐÂY. Bạn có thể tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch, quản lý lịch hẹn dễ dàng.