Bệnh gút (gout) trong Đông y còn được gọi là chứng thống phong, đây là căn bệnh từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, nhưng ngày nay bệnh này không còn hiếm gặp nữa. Vậy uống nước dừa có chữa được bệnh gút không? Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng quả dừa qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh Gút là gì?
Bệnh Gout hay còn được gọi là gút hay thống phong (Đông y) là một dạng viêm khớp rất phổ biến, khi mắc bệnh Gout người bệnh thường phải chịu những cơn đau dữ dội và đột ngột thường ở các khớp ngón tay, đầu gối, ngón chân, có thể kèm theo cơn đau là hiện tượng bị sưng đỏ, thậm chí có thể khiến cho người bệnh không đi lại được do đau. Là một bệnh viêm khớp do tinh thể và được đặc trưng bởi những đợt viêm cấp tái phát nhiều lần.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gút
Theo những quan niệm trước đây, bệnh Gout là bệnh của nhà giàu và chỉ có ảnh hưởng đến đối tượng là đàn ông, tuy nhiên thực tế hiện tại cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bệnh Gút do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó khi đời sống được nâng cao, chế độ ăn không lành mạnh đã khiến cho Gout trở nên phổ biến và ngày càng trẻ hóa.
Việc thận không thải được acid uric hoặc do có bất thường xảy ra trong chu trình tạo ra acid này hoặc do cơ thể đã tạo ra quá nhiều đã dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Gút.
3. Cách chữa bệnh Gút bằng quả dừa
Khi mắc bệnh Gout, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: Đau khớp dữ dội phần lớn là ở các khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá chân, khớp gối, khuỷu tay,... sau đợt đau cấp dữ dội, có thể gây ra những cơn đau âm ỉ và kéo dài, các khớp khi bị ảnh hưởng có thể sưng, đỏ, mềm và nóng, làm giới hạn hoạt động của khớp khiến bệnh nhân không thể đi lại một cách bình thường được.
Vậy bệnh Gút uống nước dừa được không? Theo Đông y, nước dừa có thể dùng để điều trị bệnh Gút. Vậy cách chữa bệnh Gút bằng quả dừa được thực hiện như thế nào?
Lá trầu
- Lá trầu được chia làm 2 loại ở Việt Nam. Lá trầu mỡ là loại trầu có lá to và bóng, lá trầu quế thì lá nhỏ hơn, màu xanh đậm và cay hơn, hay được dùng để ăn trầu với vôi và cau. Trầu có tên khoa họ là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, là một loại cây dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Camphuchia, Indonesia,...
- Trong lá trầu có chứa đến 2.4% tinh dầu bao gồm các hoạt chất như: Chavicol, Eugenol, Estragol, Chavibetol,...Tổ hợp lại các chất này có tác dụng tương tự như chất có thể chống viêm khớp, giảm đau thần kinh và phục hồi các hư tổn của khớp. Đặc biệt, lá trầu có khả năng trong cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp đào thải các chất cặn bã độc hại một cách dễ dàng hơn.
- Lá trầu còn giúp làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng trong cơ thể như thực quản, dạ dày, giúp giảm lượng acid thừa một cách nhanh chóng phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tránh được các bệnh về răng miệng (hôi miệng), bệnh ho, cùng một số tác dụng khác như hỗ trợ táo bón, kích dục, tăng hưng phấn. Tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn của lá trầu cũng rất tốt giúp làm giảm viêm phế quản, viêm phổi, tan đờm giúp cải thiện tình trải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nấm da cũng như một số loại nấm khác cũng được điều trị có hiệu quả.
Nước dừa:
- Nước dừa được sử dụng trong trường hợp cần sự phối hợp điều trị cùng với lá trầu, có vai trò như một chất hòa tan, từ đó giúp chiết xuất các hoạt chất có trong lá trầu ra một cách rất nhanh chóng.
- Nước dừa bản chất còn là một chất có tính điện phân tự nhiên, giúp đẩy mạnh sự trao đổi chất trong cơ thể, cân bằng chuyển hóa. Nước dừa còn có tác dụng kháng viêm, kháng virus, khử độc và chống oxy hóa rất tố, giúp làm giảm sự hình thành của acid lactic, vốn là một loại acid từ rượu và là chất có tính cạnh tranh đào thải với acid uric qua thận, gây ra tình trạng ứ đọng, tăng lượng acid uric cao lên ở trong máu. Nước dừa khi uống có thể giúp cải thiện được các bất thường trên thận và hệ tiết niệu, giúp tăng đào thải acid uric.
- Nước dừa làm tăng cholesterol HDL vốn là một chất có lợi cho mạch máu, dọn dẹp được các cholesterol xấu trong lòng mạch. Ngoài ra, trong thành phần nước dứa còn chứa nhiều Kali rất tốt cho hệ tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương của máu người.
Cách sử dụng lá trầu và nước dừa
Vào mỗi buổi sáng, người bệnh dùng 100 gam lá trầu tươi, sau đó xắt nhuyễn và ngâm cùng với nước dừa trong một trái dừa xiêm, đậy nắp lại và ngâm đúng thời gian 30 phút, chắt nước ra ly và sử dụng hết trong 1 lần, không được ăn sáng ngay, mà chờ cho đến khi đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng, lúc này hỗn hợp nước dừa và trầu đã được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Tiến hành thực hiện trong 1 tuần thì có thể thấy sự giảm rõ các cơn đau nhức do bệnh Gút về ban đêm. Duy trì uống trong 1 tháng liên tục để có thể trị hẳn được bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.