Uống nước dừa có tốt cho tim mạch không?

Nước dừa được biết đến là một trong những loại nước giải nhiệt tự nhiên được rất nhiều người yêu thích. Do đó có rất nhiều câu hỏi liên quan đến loại đồ uống này, trong đó uống nước dừa có tốt cho tim mạch không được nhiều người quan tâm.

1. Uống nước dừa có tốt cho tim mạch không?

Nước dừa là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, một cốc nước dừa non (240ml) có chứa 46 calo cùng với các thành phần dinh dưỡng như Cacbonhydrat 9g; chất xơ 3g; protein 2g; vitamin C chiếm khoảng 10% khẩu phần ăn hàng ngày; magie chiếm khoảng 15% khẩu phần ăn hàng ngày; mangan chiếm khoảng 17% khẩu phần ăn hàng ngày; kali chiếm khoảng 17% khẩu phần ăn hàng ngày; natri chiếm khoảng 11% khẩu phần ăn hàng ngày; canxi chiếm khoảng 6% khẩu phần ăn hàng ngày.

Về thắc mắc nước dừa có tốt cho tim mạch không, các chuyên gia cho biết những bệnh nhân huyết áp cao thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong khi hàm lượng kali trong cơ thể khá thấp. Lúc này, việc uống nước dừa thường xuyên có thể phát huy tốt hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol nên được xem là thức nước tự nhiên giúp duy trì sức khỏe tim mạch tuyệt vời.

2. Một số lợi ích khác khi dùng nước dừa

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe tim mạch, việc uống nước dừa còn mang đến những công dụng như:

  • Giảm nguy cơ mất nước: Với hàm lượng kali cao và rất nhiều khoáng chất khác, nước dừa có khả năng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng thức uống này để khắc phục chứng mất nước mỗi khi mắc bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và cân bằng chất điện phân.
  • Làm giảm huyết áp: Nếu bạn thắc mắc có nên uống nước dừa hạ huyết áp, đây chính là lựa chọn bạn nên cân nhắc. Theo các kết quả nghiên cứu, nước dừa có tác dụng cải thiện huyết áp tâm thu, giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Ngoài ra, nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông để góp phần ngăn ngừa tai biến.
  • Giảm vấn đề về tiết niệu: Những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu rắt và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa bởi thức uống này có thể sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh khá tốt.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng axit lauric có trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin cho khả năng kháng vi-rút, kháng khuẩn..
  • Làm đẹp da: Thành phần cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.
  • Tăng cường năng lượng: Đây là thức uống có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung cho bạn nguồn năng lượng tối ưu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Với acid lauric, chloride, sắt, kali, magie, canxi, natri, phospho, nước dừa giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, kích thích việc hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể

3. Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng nước dừa

Sau khi tìm hiểu nước dừa có tốt cho tim mạch không, bạn cần chú ý đến một số vấn đề khi sử dụng loại thức uống này:

  • Uống dừa càng sớm ngay sau khi bổ bởi khi đó nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.
  • Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên,không nên lạm dụng mà chỉ nên uống khoảng 1 trái/ngày.
  • Không nên uống nước dừa khi vừa đi nắng về bởi dễ dẫn đến các vấn đề như mệt mỏi, buồn nôn.
  • Nước dừa không phù hợp với người có thể tạng thuộc âm như da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, chậm chạp,...

Trên đây là một số thông tin giải đáp uống nước dừa có tốt cho tim mạch không. Người bệnh nên sử dụng thức uống này đúng cách với liều lượng phù hợp để nhận được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe