Sống chung với bệnh vảy nến có nghĩa là người bệnh sẽ có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khoẻ khác như: Kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp vảy nến, trầm cảm...
1. Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn mãn tính gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào da. Sự tích tụ quá tải làm cho bề mặt da co giãn gây ra các triệu chứng như viêm, đỏ quanh và có vảy. Các vảy điển hình này có màu trắng và phát triển thành các mảng dày đỏ. Đôi khi, những mảng vảy này có thể nứt và chảy máu.
Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản xuất da tăng tốc. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu trong da và từ từ nổi lên trên bề mặt và cuối cùng nó rơi ra để cho tế bào da mới xuất hiện. Toàn bộ quá trình này có thể diễn ra trong khoảng một tháng. Tuy nhiên, quá trình này chỉ xảy ra trong vài ngày ở những người mắc bệnh vảy nến. Do đó, các tế bào da không có thời gian bong ra và cùng với sự sản xuất quá mức của các tế bào da gây nên sự tích tụ trên bề mặt da.
Các vảy của bệnh vảy nến thường phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là các vị trí như khớp, khuỷu tay, đầu gối, tay, chân, cổ, da đầu, mặt... ít ảnh hưởng đến vị trí ở móng tay, miệng và khu vực xung quanh bộ phận sinh dục.
2. Bệnh vảy nến liên quan đến các vấn đề sức khỏe
Tình trạng viêm gây ra các triệu chứng của da có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
2.1 Bệnh viêm khớp vảy nến
Loại viêm khớp này chủ yếu ảnh hưởng đến những người bị bệnh vảy nến.Trên tạp chí Học viện Da liễu và bệnh viện Châu Âu, có gần 1 trong 10 bệnh nhân vảy nến bị mắc viêm khớp vảy nến.
Thông thường, người bệnh sẽ có triệu chứng về da trước khi nhận thấy các vấn đề ở khớp. Viêm khớp vảy nến có thể gây bệnh lâu dài cho nên cần phát hiện sớm để có thể điều trị hiệu quả. Nếu bệnh không được điều trị sớm giúp kiểm soát viên khớp thì nó có thể làm hỏng khớp hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.
Người bệnh gặp dấu hiệu như mệt mỏi hơn bình thường hoặc đau nhức nhiều nên gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán nguyên nhân và phác đồ điều trị phù hợp.
2.2 Bệnh tim
Bệnh vảy nến có thể tăng gấp ba lần khả năng cho người mắc bệnh có thể bị bệnh tim và đột quỵ. Bệnh có thể làm hỏng mạch máu đến tim và não của người bệnh. Cho nên, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh luôn theo dõi huyết áp và mức cholesterol đồng thời không được hút thuốc lá hoặc phải bỏ hoàn toàn thuốc lá.
Thêm vào đó, hãy cố gắng luyện tập thể dục và áp dụng chế độ ăn lành mạnh, đồng thời hãy thường xuyên đi khám để có thể kiểm soát triệu chứng của da. Điều này sẽ giúp kiểm soát được tình trạng viêm của cơ thể.
2.3 Bệnh béo phì
Người lớn và trẻ em bị bệnh vảy nến thường dễ mắc bệnh béo phì. Khối lượng cơ thể càng tăng thì các triệu chứng về da sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì, các tế bào mỡ giải phóng protein có thể kích hoạt viêm (gen được thừa hưởng từ bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh cũng đóng góp một phần).
2.4 Bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh vảy nến gây ra tình trạng viêm trong cơ thể. Khi đó, viêm sẽ làm cho các tế bào khó hấp thụ đường từ thức ăn được nạp vào cơ thể. Lượng đường dư thừa này có thể tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh vảy nến có thể giảm lượng đường máu bằng cách tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn giàu chất xơ từ thực phẩm. Nếu bị vảy nến, người bệnh nên đi kiểm tra bệnh đái tháo đường type và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.
2.5 Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một tình trạng đặc trưng bởi huyết áp cao, tăng chu vi vòng eo, tăng lượng đường trong máu do kháng insulin và mỡ máu tăng cao.
2.6 Bệnh Crohn
Các vấn đề về đường ruột như bệnh Crohn là do cùng loại viêm và một số loại gen tương tự với bệnh vảy nến. Nếu người mắc bệnh vảy nến có các triệu chứng như đau bụng, chuột rút và tiểu chảy ra máu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm tốt cho cả hai bệnh này, chẳng hạn như: trái cây, rau xanh, cá hồi và dầu oliu.
2.7 Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là viêm bên trong mắt, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
Bệnh vảy nến có thể có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc các vấn đề mắt trong đó có viêm màng bồ đào. Một số loại viêm màng bồ đào có thể gây giảm thị lực cho nên hãy đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có dấu hiệu thay đổi bất thường trong tầm nhìn.
2.9 Ung thư
Bệnh vảy nến có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi, ung thư da và ung thư hạch đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Các nghiên cứu cho thấy viêm mãn tính liên quan đến vảy nến có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u. Nhưng đôi khi các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn điều này là do bệnh vảy nến hay do các phương pháp điều trị mà người bệnh nhận được.
2.10 Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn
Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy một nửa số người mắc bệnh vảy nến có sự tích tụ chất béo trong gan (NAFLD). Bình thường, người bệnh sẽ không có biểu hiện gì, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về gan.
Để giúp ngăn ngừa được tình trạng này người bệnh nên tập thể dục, giảm cân đặc biệt là tránh xa các sản phẩm rượu, siro ngô có hàm lượng đường fructose cao.
2.11 Bệnh thận
Bệnh vảy nến nặng có thể ảnh hưởng đến thận. Điều này đã được tìm thấy ở một số nghiên cứu. Với những người bị bệnh vảy nến dưới 3% cơ thể thì có thể sẽ không gặp vấn đề rắc rối với các vấn đề sức khỏe.
Những người mắc bệnh vảy nến có thể theo dõi mắt cá chân bị sưng, hay các dấu hiệu như mệt mỏi và tiểu nhiều hơn bình thường. Nếu gặp những triệu chứng này cần đi gặp bác sĩ để được kiểm tra xem hoạt động của thận như thế nào.
2.12 Biến chứng thai kỳ
Một phụ nữ mang thai bị mắc bệnh phải nến phải đối mặt với kết quả bất lợi chẳng hạn như sinh non, con sinh nhẹ cân,...Những điều này có thể là do tình trạng viêm hoặc một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.
Chẳng hạn như thuốc Restoration (cyclosporine) - là một loại thuốc ức chế miễn dịch được chấp thuận áp dụng cho người bị bệnh vẩy nến nặng, nhưng một số nghiên cứu có bằng chứng cho thấy nó có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.
2.14 Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng của hệ thống sinh sản nữ khiến cho các nang nhỏ hoặc túi chất lỏng nhỏ được hình thành trong buồng trứng. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2013 trên tạp chí Fertility and Sterility cho thấy tỷ lệ mắc PCOS cao hơn đáng kể, và cao hơn gấp sáu lần ở những phụ nữ mắc bệnh vẩy nến.
2.15 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Tình trạng viêm liên quan đến vảy nến có thể ảnh hưởng đến phổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2012 trên Tạp chí của Học viện Da liễu và Bệnh viện Châu Âu đã kết luận rằng bệnh nhân vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, everydayhealth.com
XEM THÊM: