Cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh vẩy nến thể giọt là gì?

Bệnh vảy nến thể giọt là một bệnh tự miễn mãn tính, làm tăng tốc độ phát triển tự nhiên của tế bào da trong cơ thể đồng thời gây ra ảnh hưởng một loạt các hệ thống trong cơ thể. Bệnh gây ra các đốm đỏ, có vảy, hình giọt và thường xuất hiện ở các vị trí như bụng, cánh tay, chân và da đầu.

Loại bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Bệnh vảy nến thể giọt là rối loạn tự miễn. Cho nên nếu trong nhà có người mắc bệnh thì nguy cơ các thành viên khác mắc bệnh sẽ tăng lên.

2. Cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt


Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ
Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ

Bệnh có thể hơi giống về lâm sàng với vảy nến thể giọt nhưng về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và một số đặc điểm khác thì hoàn toàn khác.

Đợt bùng phát bệnh vảy nến thể giọt có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Nhưng bác sĩ có thể sẽ áp dụng điều trị các triệu chứng và quá trình này sẽ giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng khác trong cơ thể cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Tùy theo tình trạng thực của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vảy nến thể giọt:

2.1 Thuốc

Có thể sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn của bác sĩ để điều trị ngứa da, bong tróc cũng như khô và sưng.

2.2 Thuốc không kê đơn

  • Bôi kem Cortisone; dầu gội trị gàu cho da đầu (những loại dầu này có thể điều trị bệnh vẩy nến da đầu); nước thơm với nhựa than để làm dịu làn da của bạn; kem dưỡng ẩm.
  • Trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị bao gồm: Corticosteroid (đây là hormon steroid tương tự như hormon tuyến thượng thận sản xuất. Nó sẽ có tác dụng giúp làm giảm đỏ, ngứa và viêm); Cyclosporine (Thuốc này thường được sử dụng để ngăn cơ thể từ chối một cơ quan cấy ghép. Nó cũng được sử dụng cho các điều kiện liên quan đến miễn dịch khác); Methotrexate; Apremilast (Otezla).
  • Hoặc các loại thuốc sinh học. Chúng là các loại thuộc đặc hiệu điều trị mục tiêu giúp ngăn chặn các cytokine gây viêm.
  • Thuốc cản trở sự tăng trưởng tế bào. Nó sẽ giúp ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

2.3 Quang trị liệu

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp ánh sáng. Đây cũng là một trong những lựa chọn điều trị tối ưu cho bệnh vẩy nến nói chung trong đó có cả bệnh vảy nến thể giọt.

Bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng cực tím chiếu lên da trong quá trình điều trị. Hoặc có thể bác sĩ cũng sẽ bổ sung cho người bệnh thêm một số thuốc để làm cho da có phản ứng nhanh hơn với ánh sáng giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả tốt hơn. Thậm chí, người bệnh có thể chỉ cần đi ra ngoài nắng cũng có thể giúp cải thiện được tình trạng của bệnh.

2.3 Một số phương pháp khác

Một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt như:

  • Thêm muối Epsom vào nước tắm và ngâm mình trong đó. Những loại muối này giúp giảm viêm, loại bỏ tế bào da chết tích tụ đồng thời cung cấp hydrat hoá và làm dịu làn da.
  • Tránh sử dụng xà phòng có chứa hương liệu thơm. Vì những chất hoá học này có thể gây kích ứng da.
  • Duy trì thói quen tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp và mô. Hoạt động này có tác dụng điều chỉnh chức năng trao đổi chất của cơ thể cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, hội chứng chuyển hoá đôi khi kèm theo với bệnh vảy nến.
  • Từ bỏ thuốc lá cũng như rượu có thể làm giảm khả năng phát triển của bệnh.
  • Chế độ ăn. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các ảnh hưởng của bệnh vảy nến thể giọt. Mặc dù, biện pháp ăn uống không yếu tố trực tiếp làm giảm toàn bộ triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt, nhưng nó sẽ là một trong những yếu tố có lợi trong điều trị bệnh tích cực. Những biện pháp này bao gồm: Sử dụng thực phẩm không chứa glutenbệnh celiac có khả năng phát triển cùng với bệnh vẩy nến; thực phẩm chống viêm (cá có dầu); nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm có nhiều vitamin D...

Bệnh vảy nến thể giọt là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là quản lý các triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu đồng thời tránh các yếu tố kích thích có thể kích hoạt bệnh như: nhiễm trùng, stress, chấn thương, hút thuốc. Đồng thời kết hợp một số biện pháp để cải thiện tình trạng bệnh chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm giúp cho da luôn duy trì độ ẩm tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe