SpO2, PetCO2 là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Đức Hoàng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thông khí nhân tạo được chỉ định khi bệnh nhân bị thiết oxy, giảm thông khí phế nang. Đây được coi là phương pháp có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

1. Những điều cần biết về thông khí nhân tạo

1.1 Thông khí nhân tạo là gì?

Thông khí nhân tạo còn được gọi là thông khí áp lực dương nghĩa là sử dụng máy đẩy vào phổi làm tăng áp lực đường thở trung tâm. Áp lực trong đường thở trung tâm tăng sẽ giúp đẩy khí đi vào phế nang cho bệnh nhân nhờ đó phổi sẽ nở ra.

Khi phổi nở ra máy sẽ dừng bơm khí vào đường thở, khi đó áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống. Khi thở ra xảy ra áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống thấp hơn so với áp lực trong phế nang.

Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.


Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.
Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

1.2 Tác dụng khi sử dụng thông khí nhân tạo

Mục đích quan trọng nhất khi thông khí nhân tạo trên bệnh nhân suy hô hấp cấp nhằm cải thiện tình trạng trao đổi khí và làm giảm công thở cho người bệnh.

Thông khí nhân tạo giúp cải thiện được tình trạng trao đổi khí; cải thiện được tình trạng thông khí tưới máu (V/Q). Nhờ đó sẽ làm giảm được hiện tượng sụt giảm sinh lý của phổi.

Công thở tăng là hậu quả của sự thay đổi về cơ học phổi (như trong tăng sức cản của đường thở, hoặc trong trường hợp độ giãn nở của phổi bị giảm) hoặc do tăng nhu cầu thông khí. Những nỗ lực để duy trì tình trạng tăng công này sẽ dẫn đến mệt cơ hô hấp và hậu quả sẽ dẫn tới tình trạng bị suy hô hấp. Khi sử dụng thông khí nhân tạo có thể giải quyết được một phần hoặc toàn bộ tình trạng bệnh nhân bị tăng công hô hấp, giúp chức năng của cơ hô hấp được phục hồi.

1.3 Ai là người được thực hiện thông khí nhân tạo?

Bác sĩ: Bao gồm các bác sĩ hồi sức tích cực, cấp cứu hoặc gây mê.

Điều dưỡng/ Kỹ thuật viên gây mê/ Kỹ thuật viên trị liệu hô hấp: Các điều dưỡng và kỹ thuật viên hỗ trợ bác sĩ cũng sẽ được đào tạo, huấn luyện đặc biệt về các phương pháp chăm sóc bệnh nhân thở máy, xử lý các sự cố kỹ thuật nếu phát sinh trong quá trình vận hành máy thở, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.


Các điều dưỡng có thể thực hiện thông khí nhân tạo
Các điều dưỡng có thể thực hiện thông khí nhân tạo

2. Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

2.1 SpO2 là gì?

Trong thông khí nhân tạo thường xuất hiện từ SpO2.

SpO2 là viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen" nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu theo cách khác, SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin).

Người ta vẫn thường nói, SpO2 được xem như là một trong những dấu hiệu thể hiện sinh tồn của cơ thể. Bên cạnh thể hiện sự sinh tồn của cơ thể SpO2 còn thể hiện 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng độ oxy xung – đây một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (Không liên quan đến việc đưa các dụng cụ bên ngoài vào cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó hấp thụ một sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu (hoặc mao mạch) trong đầu ngón tay. Một biến thể của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay sẽ cho giá trị của phép đo SpO2 vì mức độ bão hòa oxy gây ra các biến đổi về màu của máu.


SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi
SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi

2.2 PET CO2 là gì?

Pet CO2 là điện cực kết thúc triều CO2. Phương pháp đo Pet CO2 không gây chảy máu, ít tốn kém, sử dụng đơn giản, có thể cho kết quả ngay, theo dõi liên tục Pet CO2 và trực tiếp theo dõi tỷ số thông khí/tưới máu (VA /Q) mà từ trước tới nay chưa có thiết bị nào đáp ứng được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe