Làm gì nếu cai thở máy thất bại

Thở máy kéo dài sẽ gây ra cho bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, tổn thương phổi, thậm chí có thể gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Quá trình cai thở máy đòi hỏi rất nhiều công sức, theo dõi và sự thận trọng do người bệnh có thể gặp các nguy cơ như rối loạn tim mạch, rối loạn trao đổi khí, tăng công hô hấp, mệt cơ.... dẫn đến cai thở máy thất bại. Vậy cai thở máy thất bại phải làm thế nào?

1. Cai thở máy thế nào?

Cai thở máy là quá trình làm giảm dần sự hỗ trợ của máy thở và tăng dần công thở tự nhiên của người bên đạt tới các tiêu chuẩn để bỏ máy thở được. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách áp dụng cho bệnh nhân được hỗ trợ thở một phần và giảm dần mức độ hỗ trợ của máy.

Quá trình này thường được áp dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý nguyên nhân cải thiện chậm cùng với thời gian thở máy của bệnh nhân kéo dài.


Cai thở máy áp dụng khi các bệnh lý nguyên nhân cải thiện chậm
Cai thở máy áp dụng khi các bệnh lý nguyên nhân cải thiện chậm

2. Cai thở máy thất bại

Cai thở máy thất bại là thử nghiệm thở tự nhiên hoặc nhu cầu điều trị trong vòng 48 giờ sau khi rút ống thở. Trường hợp bệnh nhân có thể sẽ vẫn phải thở lại máy sau bất kỳ khoảng thời gian thử cai máy nào. Như vậy, cai thở máy sẽ trở nên khó khăn hơn ở bệnh nhân đã nỗ lực và thất bại trước đó. Sự bài tiết quá mức, chứng mất ngủ, thở máy kéo dài và rối loạn đường hô hấp trên là yếu tố ảnh hưởng đến cai máy thở.

Tác động của cai thở máy thất bại đối với bệnh nhân là sẽ kéo dài tác động nghiêm trọng đến việc sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khoẻ như tài chính, thể chất....Thời gian cai máy càng dài thì cai thở máy sẽ càng khó khăn và tốn nhiều công sức.

3. Nguyên nhân cai thở máy thất bại

Một số nguyên nhân của quá trình cai máy thở thất bại:

  • Nguyên nhân đầu tiên gây thất bại của quá trình cai thở máy thường là do công hô hấp của máy lớn hơn khả năng của bệnh nhân (không kể đến bệnh lý của bệnh nhân khi được chỉ định thở máy). Nguyên nhân này bao gồm: bụng quá căng, tăng sản xuất CO2 (làm tăng chuyển hoá, nuôi dưỡng quá nhiều đặc biệt là thành phần carbohydrate), máy thở (dòng thở vào không thích hợp, van có độ nhạy thấp, thời gian đáp ứng dài...)
  • Bệnh nhân chưa được điều trị triệt để

Bệnh nhân chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn khiến cai máy thở thất bại
Bệnh nhân chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn khiến cai máy thở thất bại

  • Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân kém
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý kèm theo: suy tim, thiếu máu, sốt, nhiễm trùng bệnh viện do thở máy.
  • Teo cơ hô hấp do phải thở máy kéo dài
  • Tắc đàm, xẹp phổi: Bệnh nhân bị tăng tiết đàm do viêm phổi bệnh viện, hoặc có thể ho không hiệu quả do sức còn yếu hay xẹp phổi diện rộng do tắc đờm
  • Phù thanh quản sau rút nội khí quản. Do thở dài và đặt nội khí quản nhiều lần

4. Cách xử trí với các vấn đề ở bệnh nhân cai máy thở thất bại

Xử trí khi bệnh nhân cai máy thở thất bại:

  • Sức cản đường thở cao: Ống nội khí quản càng nhỏ thì sức cản càng cao (thiết diện ống thở số 8 = 50mm2 nhỏ hơn thiết diện của glottis = 66 mm2). Giải pháp cho tình trạng này nên đặt ống nội khí quản to, cắt ngắn đầu ngoài ống còn cách môi bệnh nhân khoảng 2.5 cm đồng thời luôn đảm bảo ống phải được thông thoáng và không bị tắc đờm. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản.

Có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc để hỗ trợ
Có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc để hỗ trợ

  • Compliance giảm: Hạn chế không gây giảm static compliance (xẹp phổi, béo phì, ứ đọng dịch...) và giảm dynamic compliance (co thắt phế quản, xoắn ống nội khí quản, tắc nghẽn đường thở)
  • Mệt cơ hô hấp: Hạn chế teo cơ thứ phát sau thở máy kéo dài do sự giảm compliance và tăng sức cản đường thở.
  • Khí máu: Tránh kiềm chuyển hoá làm người bệnh có thể tăng PaCO2. Cần giữ PaCO2 trên mức giá trị nền của bệnh nhân.
  • Thiếu máu: Chỉ định truyền máu khi Hb < 10 và Ht < 30%
  • Dinh dưỡng: Hỗ trợ cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân. Đồng thời tránh rối loạn điện giải và thừa năng lượng.
  • Các vấn đề thần kinh cơ: Tránh sử dụng thuốc làm yếu cơ (thuốc giãn cơ, clindamycin, nhóm aminoglycosid) ở bệnh nhân yếu cơ. Và không sử dụng corticoid nếu không cần thiết.

Thở máy kéo dài sẽ gây ra cho bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, tổn thương phổi, thậm chí có thể gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Vì thế việc cai máy thở là việc làm cần thiết. Tuy nhiên nếu quá trình này thất bại thì các bác sĩ sẽ có phương pháp xử trí phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh uy tín được nhiều Quý khách hàng lựa chọn. Tại Vinmec không chỉ có cơ sở vật chất, hệ thống máy móc y tế hiện đại mà còn có không gian, dịch vụ y tế toàn diện đi kèm với yêu cầu của Quý khách hàng. Đặc biệt người thực hiện thăm khám, điều trị, tư vấn sức khỏe tại Vinmec đều là các Y, Bác sĩ được đào tạo bài bản chuyên sâu sẽ đem lại sự hài lòng cho tất cả mọi người.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe