Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Tuyến giáp trạng là một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sinh trưởng và phát triển. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn có thể gây ra các bệnh lý tuyến giáp như: ung thư tuyến giáp, u phì đại tuyến giáp, viêm tuyến giáp....
1. Các rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình móng ngựa, ở vị trí trước cổ và tiết ra hormon để điều hòa sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào.
Mọi sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên. Khi nồng độ T4 trong máu giảm thì sẽ kích thích tuyến yên tiết thêm TSH để thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng hormon T4 cần thiết và ngược lại. Khi cơ thể có những rối loạn về thần kinh và thể dịch thì sẽ dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp.
Bệnh lý tuyến giáp có khả năng gây ra tình trạng suy giáp (giảm khả năng sản xuất hormone) hoặc cường giáp (cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormon) hoặc một số bệnh lý khác của tuyến giáp bao gồm phì đại tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, u tuyến giáp hay viêm tuyến giáp....
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp
Theo thống kê của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, thì đã có hơn 12% dân số mắc phải bệnh lý tuyến giáp tại nước này. Thời kỳ đầu, bệnh thường có những dấu hiệu mơ hồ nên rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác và chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng có thể gây ra các vấn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp cảnh báo bệnh lý tuyến giáp bao gồm:
- Rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi
Mệt mỏi có thể chính là dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, nếu luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc bỗng nhiên ngủ nhiều hơn bình thường mà vẫn thấy kiệt sức, mệt mỏi.
- Thay đổi cân nặng
Khi mắc bệnh lý tuyến giáp thì cơ thể sẽ bị tích nước và là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh bị giảm cân mặc dù vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
- Thay đổi tâm trạng
Nếu như thường xuyên xuất hiện suy nghĩ chán nản, buồn bã thì có thể cơ thể đang có quá ít hormon tuyến giáp và ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não. Bệnh lý tuyến giáp cũng có thể khiến người bệnh thiếu tập trung hoặc trí nhớ suy giảm,lo lắng hay hoảng sợ quá mức...Nếu xuất hiện dấu hiệu này thì hãy nghĩ đến bệnh cường giáp, quá nhiều hormone tuyến giáp gây khó tập trung.
- Xuất hiện vấn đề đường ruột
Hormon tuyến giáp có những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa nên khi chúng gặp vấn đề thì người bệnh sẽ xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (khi mắc bệnh cường giáp).
- Đau cơ
Đau cơ, cứng cơ, đặc biệt là ở các vị trí vai, đùi thì chính là dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp. Trường hợp bị suy giáp thì người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột tê, ngứa ran hoặc đau ở chân tay...Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với viêm khớp.
- Giảm ham muốn tình dục
Người bệnh mắc phải suy giáp trạng trong một thời gian dài sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và làm giảm ham muốn tình dục, nặng thì có thể gây vô sinh, đặc biệt là ở phụ nữ. Thực tế, cả bệnh suy giáp và cường giáp đều có thể làm cản trở việc rụng trứng và suy yếu khả năng tình dục của phụ nữ.
- Thay đổi da và tóc
Khi cơ thể rối loạn chức năng tuyến giáp và hormon tuyến giáp quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến cho tóc trở nên khô, xơ, dễ gãy rụng và thậm chí làm rụng cả lông ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt, lớp móng tay và làn da cũng sẽ bị ảnh hưởng khi cơ thể mắc phải bệnh lý tuyến giáp.
- Cholesterol thay đổi
Suy giáp thường có nồng độ cholesterol trong máu cao và không đáp ứng với điều trị với các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hay dùng thuốc. Bệnh cường giáp cũng có thể làm cho bệnh nhân có thể có mức cholesterol thấp bất thường.
- Huyết áp
Có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh suy giáp.
- Thay đổi nhịp tim
Hormon tuyến giáp khi tác động lên hệ tim mạch sẽ làm cho nhịp tim thay đổi, bệnh suy giáp sẽ khiến cho nhịp tim chậm hơn bình thường và bệnh cường giáp sẽ khiến tim đập nhanh hơn, xuất hiện cả tình trạng đánh trống ngực.
- Bướu cổ
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp mà bác sĩ có thể đánh giá trên hình ảnh lâm sàng. Đặc biệt là khi người bệnh cảm thấy khó chịu ở cổ, giọng khàn hơn.
3. Phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp
Một trong những yếu tố tiên quyết trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý tuyến giáp chính là điều hòa hệ thống miễn dịch, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý và bổ sung i ốt đúng cách.
Ngoài ra, việc tạo dựng thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, từ bỏ hút thuốc lá và kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp vô cùng hữu hiệu.
Hiện nay, tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường. Khoa khám và chữa các bệnh về nội tiết như: bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và đái tháo đường.
Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh như: Điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho BMN cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị đái tháo đường...
Các chuyên khoa sâu của khoa nội đã khẳng định được uy tín của mình khi có cơ sở vật chất khang trang, với các phòng khám đạt tiêu chuẩn bệnh viện; trang thiết bị hiện đại với các máy sinh hóa đạt tiêu chuẩn ISO,... các máy X-Quang, siêu âm, CT scanner, MRI hiện đại nhất; khu điều trị nội trú với tiêu chuẩn hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.