Ung thư phổi là tình trạng các tế bào phân chia trong phổi không kiểm soát được, gây ra phát triển các khối u làm giảm khả năng thở. Chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm có thể khó khăn vì triệu chứng của chúng tương tự nhiễm trùng đường hô hấp hoặc không có triệu chứng báo hiệu cụ thể.
1. Ung thư phổi là căn bệnh như thế nào?
Ung thư phổi là loại ung thư bắt đầu trong phổi. Bệnh diễn ra khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, đây là căn bệnh gây tử vong do ung thư hàng đầu ở Hoa Kỳ gồm cả nam và nữ.
Hút thuốc gây ra phần lớn bệnh ung thư phổi (cả người hút và người tiếp xúc với khói thuốc). Tuy nhiên, ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc và không bao giờ tiếp xúc với khói thuốc. Trong trường hợp này, có thể không có nguyên nhân rõ ràng của ung thư phổi.
Nguyên nhân gây ung thư phổi bởi thuốc lá bằng cách làm hỏng các tế bào lót phổi khi hít khói thuốc có chứa đầy các chất gây ung thư. Khi đó, các mô phổi bắt đầu thay đổi. Ban đầu, cơ thể có thể sửa chữa sự phá huỷ này, nhưng nếu tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần, các tế bào bình thường xếp dọc theo phổi ngày càng bị hư hại. Theo thời gian, sự phá huỷ này khiến cho các tế bào hoạt động bất thường và ung thư bắt đầu tiến triển.
Ung thư phổi có hai loại phổ biến:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ. Loại này xảy ra ở những người hút thuốc nặng và ít gặp hơn so với loại ung thư phổi khác.
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Đây là loại ung thư phổi bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ung thư phổi thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra khi bệnh tiến triển. Một số dấu hiệu phổ biến của ung thư phổi bao gồm: Ho liên tục, ho ra máu (lượng máu nhỏ), khó thở, tức ngực, khàn tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau xương, đau đầu.
2. Các nguy cơ ung thư phổi: tin đồn và sự thật
2.1. Tình trạng mắc bệnh ung thư phổi sẽ là quá muộn nếu bạn hút thuốc trong nhiều năm
Bỏ thuốc là có lợi ích gần như ngay lập tức với bệnh ung thư phổi. Hệ tuần hoàn sẽ được cải thiện và phổi sẽ hoạt động tốt hơn. Nguy cơ ung thư phổi sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian. Mười năm sau khi từ bỏ thói quen, nguy cơ tử vong vì căn bệnh này giảm 50% so với những người tiếp tục hút thuốc.
2.2. Thuốc lá có hàm lượng Tar thấp hoặc nhẹ sẽ an toàn hơn so với loại khác
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thuốc lá bạc hà có thể nguy hiểm hơn và khó từ bỏ hơn. Vì vậy, hãy cẩn thận với các loại thuốc có tinh dầu bạc hà. Do cảm giác mát lạnh của bạc hà khiến cho những người hút thuốc hít sâu hơn và sẽ tác động xấu đến phổi.
2.3. Bệnh sẽ không sao khi hút thuốc bằng hũ
Hút cần sa có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nhiều người dùng hũ để hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Một số nghiên cứu cho thấy những người sử dụng cả hai cách này đều có thể dễ bị ung thư phổi hơn.
2.4. Bổ sung chất chống oxy hóa để bảo vệ
Khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm này, họ bất ngờ phát hiện nguy cơ ung thư phổi cao hơn ở những người hút thuốc lá đã dùng beta-caroten. Tuy nhiên, các chất chống oxy hoá từ trái cây và rau quả lại có tác dụng rất tốt.
2.5. Thuốc lá điếu và xì gà không gây ra vấn đề gì
Cũng giống như thuốc lá, chúng sẽ khiến cho người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư miệng, cổ họng, thực quản và phổi. Hút xì gà, đặc biệt sẽ làm cho cơ thể có nhiều khả năng bị bệnh tim và bệnh phổi.
2.6. Hút thuốc lá là rủi ro duy nhất gây bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ lớn nhất gây bệnh. Tuy nhiên, có những người không hút thuốc lá vẫn mắc bệnh. Điều này cho thấy, ung thư phổi có thể do các yếu tố rủi ro khác như: khói thuốc, phơi nhiễm nghề nghiệp, di truyền đều có thể gây bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân thứ hai của ung thư phổi chính là một loại khí phóng xạ không mùi (radon). Khí này được tìm thấy ở đá và đất, nó có thể thấm vào nhà.
2.7. Bột Talcum là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa ung thư phổi và hành động vô tình hít phải bột Talcum. Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hoá chất khác như amiang, vinyl clorua cũng có nhiều khả năng mắc bệnh.
2.8. Nếu bị ung thư phổi thì việc bỏ hút thuốc lá là vô nghĩa
Nếu bỏ hút thuốc lá khi bị ung thư phổi, thì quá trình điều trị bệnh sẽ hoạt động tốt hơn và các tác dụng phụ có thể sẽ nhẹ hơn. Trong trường hợp cần phải phẫu thuật, những người đã bỏ hút thuốc có xu hướng chữa lành vết thương tốt hơn những người đang hút thuốc. Nếu cần phải điều trị bằng xạ trị cho bệnh ung thư thanh quản, thì những người bỏ thuốc lá sẽ ít bị khàn tiếng hơn. Một điều quan trọng nữa, nếu từ bỏ thuốc lá sẽ làm cho bệnh ung thư thứ hai ít có khả năng bắt đầu.
2.9. Tập thể dục không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh
Những người hoạt động thể chất thường xuyên có thể ít bị ung thư phổi hơn. Các nghiên cứu cho thấy tập luyện giúp cho phổi hoạt động tốt hơn và đồng thời ngăn ngừa được các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.
2.10. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Thuốc lá là mối đe dọa lớn nhất gây nên bệnh ung thư phổi, nhưng ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố rủi ro cao. Những người sống ở khu vực có không khí ô nhiễm sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh về phổi hơn so với những người sống ở khu vực có môi trường không khí trong lành. Nhiều thành phố lớn đã cắt giảm ô nhiễm không khí trong những năm gần đây, nhưng mức độ vẫn còn rất nguy hiểm đối với người dân sống ở vùng này.
3. Phòng bệnh ung thư phổi
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh nên :
- Ngừng hút thuốc lá: Nếu chưa bao giờ hút thuốc thì đừng bao giờ bắt đầu.
- Bỏ thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá ngay lập tức sẽ giúp cho tình trạng bệnh cũng như sức khỏe cải thiện tốt hơn.
- Tránh hút thuốc thụ động
- Kiểm tra nhà xem có radon không
- Tránh các chất gây ung thư tại nơi ở và nơi làm việc
- Ăn chế độ ăn đầy đủ trái cây và rau quả
- Tập thể dục thường xuyên
Ung thư phổi là căn bệnh đứng đầu bảng trong danh sách 10 loại ung thư phổ biến ở cả 2 giới. Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong. Điều đáng nói, hầu hết số người mắc bệnh đều phát hiện quá muộn và tử vong chỉ sau 6 tháng đến 1 năm. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ đem lại cơ hội sống cao hơn với những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế đang triển khai gói tầm soát ung thư phổi. Khi đăng ký Gói tầm soát ung thư phổi, khách hàng sẽ được:
- Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
- Tầm soát ung thư phổi qua chụp CT Scanner liều thấp tầm soát u phổi.
Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều năm công tác tư vấn khám và điều trị ung thư phổi sẽ đem lại kết quả tốt làm hài lòng quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com