Viêm gan siêu vi là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu ảnh hưởng đến gan, do các virus viêm gan gây ra. Viêm gan virus mạn đa số tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, khi phát hiện ra bệnh đã chuyển thành xơ gan.
Có nhiều loại virus gây viêm gan bao gồm Virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G(HGV), ngoài ra còn có một số virus cũng làm tổn thương gan nhưng không được xếp vào loại virus hướng gan như CMV, EBV,... trong đó Virus A, B, C là hay gặp nhất. Bệnh nhân viêm gan có thể do 1 loại virus hay đồng nhiễm hai hoặc 3 loại virus khác nhau gây ra.
1. Viêm gan do virus viêm gan A
HAV được phát hiện từ năm 1973. Virus lây qua đường ăn uống do thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, được tìm thấy trong phân của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh thường xảy ra ở những nơi vệ sinh không được đảm bảo. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là một trong những cách tốt nhất, kinh tế nhất để hạn chế nhiễm virus viêm gan A. Hiện nay, ở nước ta đã có vacxin để tiêm phòng virus viêm gan A. Đa số các trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng lâm sàng. Viêm gan A thường diễn biến lành tình, không chuyển mạn tính, khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể bị tái nhiễm HAV, gây viêm gan A tái nhiễm.
Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?
Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.2. Viêm gan do virus viêm gan B (HBV)
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 380 triệu người đã và đang mắc viêm gan do HBV gây ra. HBV là virus có kích thước nhỏ. Khác với các virus khác có acid nhân là RNA, virus viêm gan duy nhất có acid nhân là DNA. Virus có 2 thể khác nhau là Thể hoang dai (WIld form) và thể đột biến (Mutation form). Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu (lây qua truyền máu, quan hệ tình dục , dùng chung bơm kim tiêm, xăm trổ, bấm xỏ khuyên tai,...)
Sau khi nhiễm virus, có khoảng 10% số người nhiễm bệnh khởi phát thành viêm gan cấp, số còn lại không có triệu chứng, tiến triển âm thầm. Đây chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Lứa tuổi bị nhiễm càng nhỏ thì tỷ lệ chuyển thành mãn tính càng lớn. Bệnh lâu dần có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan và cuối cùng là ung thư tế bào gan.
3. Viêm gan do virus viêm gan C (HCV)
HCV được tìm thấy vào năm 1989. Cũng như virus viêm gan B, virus viêm gan C cũng lây qua đường máu. HCV có sự đa dạng về gen (Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất là 6 kiểu gen và 50 phân type được phát hiện) do đó virus có khả năng tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ dẫn đến tỷ lệ nhiễm HCV mạn cao > 80% số người mắc bệnh.
Sau khi điều trị khỏi, cơ thể không tạo được đáp ứng miễn dịch nên bệnh nhân vẫn có thể bị tái nhiễm HCV. Trong số bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C cấp có khoảng 50% đến 70% chuyển thành viêm gan mạn. Nhiễm HCV mạn là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ gan, ung thư tế bào gan. Nhiễm phối hợp hai loại HCV và HBV làm tăng cao nguy cơ chuyển thành xơ gan và ung thư tế bào gan hơn nhiễm một loại virus. Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh viêm gan do HCV gây ra, nguyên nhân là do chưa có hệ thống nuôi cấy tế bào phù hợp và tính đa dạng của kiểu gen.
4. Viêm gan do virus viêm gan D (HDV)
HDV được phát hiện năm 1977. Đây là một virus không hoàn chỉnh, HDV chỉ có phần nhân ARN còn phần vỏ là HBsAg (Kháng nguyên bề mặt của HBV). HDV muốn nhân lên phải có HBsAg mới trở thành virus hoàn chỉnh để gây bệnh. Chính vì vậy, HDV muốn gây bệnh thì bắt buộc phải đồng nhiễm với HBV (HDV và HBV nhiễm vào cơ thể vật chủ cùng một thời điểm) hoặc bội nhiễm với HBV (cơ thể vật chủ HBV bị nhiễm thêm HDV), không bao giờ có vật chủ bị nhiễm HDV độc lập. Nếu bệnh nhân bị đồng nhiễm thì nguy cơ cao thành viêm gan ác tính còn bị bội nhiễm thì có nguy cơ dẫn đến viêm gan mạn tính. Vacxin phòng HBV cũng có tác dụng giúp cơ thể phòng chống nhiễm HDV
5. Viêm gan do virus viêm gan E (HEV)
HEV được tìm thấy vào năm 1991. Đường lây của Virus viêm gan E cũng giống như virus viêm gan A, virus E được tìm thấy trong phân, mật của người nhiễm bệnh và được bài tiết ra ngoài theo phân.
Bệnh thường diễn biến lành tình và khỏi hoàn toàn. Khác với người bình thường, ở phụ nữ có thai, nếu bị nhiễm HEV có nguy cơ cao trở thành virus viêm gan ác tính, tỷ lệ tử vong cao. Virus có 1 type huyết thanh nên sau khi bị bệnh cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch và không bị tái nhiễm.
Virus mới được phát hiện những năm gần đây. Trong thành phần cấu tạo giống HCV đến 25%, dù vậy Ta vẫn chưa hiểu rõ hết về tác nhân và vai trò của HGV, do vậy cũng chưa có vacxin phòng bệnh.
Virus viêm gan nhân lên trong cơ thể chủ yếu tại tế bào gan gây ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của tế bào gan. Bệnh lâu dần gây ra tình trạng xơ gan và có thể thành ung thư tế bào gan vì vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm nhất là đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao như công nhân xử lý nước thải, người tiêm chích ma túy,... Viêm gan virus có thể được phòng ngừa bằng cách hạn chế phơi nhiễm, tiêm vacxin.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:
- Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
- Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
- Tầm soát sớm ung thư gan;
- Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C
- Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
- Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.