Các điểm áp lực trên bàn tay bạn và cách tìm chúng

Trên cơ thể người có rất nhiều điểm bấm huyệt và một số người cho rằng, thực hành bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể và sức khỏe. Vậy có điểm bấm huyệt trên bàn tay không và làm thế nào để tìm ra những điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay này?

Nghiên cứu về bấm huyệt để chữa bệnh vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, châm cứu lại có nhiều nghiên cứu hơn. Bấm huyệt được cho là một liệu pháp không xâm lấn vì vậy khá an toàn. Nhiều người tìm đến bấm huyệt như là một liệu pháp chữa bệnh. Những người nghiên cứu và thực hành bấm huyệt cho biết, có nhiều điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay. Hãy cùng tìm hiểu về điểm bấm huyệt trên bàn tay cũng như cách xác định các điểm đó.

1. Điểm bấm huyệt là gì?

Trong bấm huyệt, các điểm bấm huyệt là những điểm nhạy cảm của cơ thể. Nếu bấm điểm huyệt này với lực phù hợp có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung và giảm đau nói riêng.

Xoa bóp bấm huyệt mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn cần rất nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về bấm huyệt. Dẫu vậy, vẫn có rất nhiều người tìm đến bấm huyệt vì họ tin rằng liệu pháp này giúp giảm đau, thúc đẩy thư giãn và ít gây ra tác dụng phụ.


Tác động lên các điểm bấm huyệt có thể giúp cải thiện sức khỏe
Tác động lên các điểm bấm huyệt có thể giúp cải thiện sức khỏe

2. Các điểm bấm huyệt trên bàn tay và cách tìm chúng

Dưới đây là 10 điểm bấm huyệt thiết yếu trên bàn tay, cách xác định chúng và lợi ích mang lại:

  • Tim 7: Điểm huyệt này được xác định là nằm ở cổ tay, chỗ các nếp gấp. Từ khoảng giữa của ngón áp út và ngón út, gióng đường thẳng xuống cổ tay có thể giúp tìm thấy được điểm huyệt này và sờ vào có thể thấy cạnh đó có một xương thẳng hàng. Các chuyên gia bấm huyệt cho rằng ấn nhẹ vào điểm bấm huyệt này có tác dụng giảm lo âu, phiền muộn, mất ngủ, bệnh tim và trầm cảm.
  • Ruột non 3: Có thể tìm thấy điểm huyệt này ở mép ngoài bàn tay, ngay dưới nếp gấp ngón út. Bấm huyệt điểm này với lực mạnh giúp giảm đau vùng cổ, tai và đau nhức phía sau đầu.
  • Kinh lạc phổi: Các điểm kinh lạc phổi nằm ở rìa bàn tay, chạy từ đầu ngón cái xuống dọc theo cạnh bàn tay và dừng lại ở nếp gấp cổ tay. Khi đã xác định được kinh lạc phổi, nếu xoa dọc và cảm thấy có một điểm bị đau, hãy xoa bóp điểm bấm huyệt đó một cách nhẹ nhàng đến khi cảm nhận sự dễ chịu. Xoa bóp các điểm kinh lạc phổi được biết đến là có tác dụng làm giảm những triệu chứng của bệnh cảm lạnh như đau họng, sổ mũi, hắt hơi, ớn lạnh.
  • Điểm cổng trong: Điểm cổng trong không nằm trên bàn tay ở nếp gấp của cổ tay. Để xác định điểm này, đưa tay ra và ngửa lòng bàn tay lên phía trên, dùng 3 ngón tay của tay còn lại để xác định một khoảng 3cm từ cổ tay xuống, đó chính là điểm cổng trong, nằm ở gần chính giữa cổ tay. Xoa bóp, bấm huyệt điểm này bằng ngón tay cái với lực tương đối mạnh có thể giúp cải thiện những vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, chứng hay buồn nôn.
  • Điểm cổng ngoài: Nằm giữa hai đường, đối xứng với điểm cổng trong là điểm cổng ngoài, nằm ở mặt phía trên của bàn tay. Dùng những ngón tay để ấn điểm huyệt này có thể tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng.
  • Điểm cổ tay 1: Điểm cổ tay 1 nằm trên cổ tay và có thể được xác định bằng cách dùng một ngón tay di chuyển dọc xuống ngón út đến nếp gấp cổ tay. Ấn mạnh vào điểm bấm huyệt này một cách thường xuyên có thể điều chỉnh cảm xúc và từ đó giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc.
  • Điểm gốc ngón cái: Điểm này nằm trên cổ tay và được xác định bằng cách chạy dọc xuống ngón tay cái, dừng lại ở nếp gấp cổ tay, gốc của ngón cái. Các chuyên gia bấm huyệt cho rằng, ấn nhẹ và xoa bóp điểm huyệt này có thể giúp giảm bớt các vấn đề về hô hấp.
  • Điểm trũng tay: Điểm trũng tay nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Các chuyên gia bấm huyệt khẳng định rằng ấn mạnh vào điểm này giúp giảm căng thẳng, giảm đau nửa đầu, đau răng, căng cơ vai và đau cổ.
  • 10 đầu ngón tay: 10 đầu ngón tay là nơi tập trung các điểm huyệt này. Để làm giảm một số triệu chứng của bệnh cảm cúm như đau họng, sốt, châm cứu có thể giúp cải thiện. Ngoài ra, những điểm bấm huyệt trên còn giúp điều trị hôn mê hoặc động kinh.
  • Bốn điểm nối: Bốn điểm nối này nằm ở phía trong của bàn tay, trên khớp lớn của các ngón từ ngón trỏ đến ngón út. Bấm các điểm huyệt này được cho là có thể điều trị một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nhất là trẻ em.

Có 10 điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay thiết yếu
Có 10 điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay thiết yếu

3. Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt bàn tay

Những người thực hành và nghiên cứu bấm huyệt cho rằng những điểm huyệt chịu áp lực mạnh nhất của cơ thể nằm ở bàn tay. Theo đó, khi bấm huyệt ở tay với lực phù hợp có thể tiếp thêm sinh lực và phục hồi sức khỏe các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả các cơ quan nội tạng nếu như đang mắc bệnh ở cơ quan đó hoặc cảm thấy mệt mỏi.

Khoa học chưa chứng minh được rằng bấm huyệt là liệu pháp giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, một số người tin rằng liệu pháp này rất phù hợp và hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe, bởi bấm huyệt không xâm lấn và không phải là thuốc nên có rất ít tác dụng phụ liên quan nếu bấm huyệt được thực hiện bởi người được đào tạo đầy đủ.

Bấm huyệt cũng có thể tự thực hiện được tại nhà, tuy nhiên, cần tham khảo cách thực hiện trước khi tiến hành. Ngoài ra, những người bị huyết khối hoặc có các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bấm huyệt hoặc xoa bóp.

Có nhiều điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay và chúng được xác định một cách dễ dàng. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh nhưng bấm huyệt bàn tay được xem là liệu pháp an toàn giúp cải thiện một số tình trạng sức khỏe.

Chủ động truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin về sức khỏe, làm đẹp, dinh dưỡng. Hoặc khách hàng cũng có thể gửi câu hỏi những vấn đề mình đang thắc mắc để được tư vấn bởi các bác sĩ giàu chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: medicalnewstoday.com - healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe