Nếu đang cố gắng giảm lượng đường và calo trong chế độ ăn uống, bạn có thể chuyển sang sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo hoặc các chất đường thay thế khác. Các sản phẩm này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống bán trên thị trường với các tên gọi như "không đường" hoặc "ăn kiêng". Vậy chất tạo ngọt trong thực phẩm có hại không?
1. Chất tạo ngọt là gì?
Chất đường thay thế (tên tiếng Anh là Sugar substitutes) là chất làm ngọt được sử dụng thay cho đường ăn thông thường (sucrose). Chất làm ngọt nhân tạo (tên tiếng Anh là Artificial sweeteners) là một loại đường thay thế.
Thuật ngữ chất ngọt nhân tạo hay chất tạo ngọt tổng hợp có thể gây nhầm lẫn. Một số nhà sản xuất gọi chất làm ngọt của họ là "tự nhiên" mặc dù chúng đã qua chế biến hoặc tinh chế. Các chế phẩm stevia là một ví dụ. Và một số chất làm ngọt nhân tạo có nguồn gốc từ các chất tự nhiên như sucralose đến từ đường.
1.1 Chất tạo ngọt tự nhiên
Chất làm ngọt tự nhiên (tên tiếng anh là Natural sweeteners) là loại đường thay thế thường được quảng cáo là lựa chọn lành mạnh hơn các loại đường hoặc các chất đường thay thế khác. Nhưng ngay cả những "chất tạo ngọt tự nhiên" này cũng thường đã trải qua quá trình xử lý và tinh chế.
Chất tạo ngọt tự nhiên mà FDA công nhận là an toàn bao gồm:
- Nước ép trái cây và mật hoa;
- Mật ong;
- Rỉ mật hay rỉ đường;
- Xi-rô phong.
1.2 Chất tạo ngọt nhân tạo
Chất tạo ngọt nhân tạo (tên tiếng Anh là Artificial sweeteners) là chất thay thế đường tổng hợp. Nhưng chúng có thể có nguồn gốc từ các chất tự nhiên, chẳng hạn như thảo mộc hoặc đường. Chất làm ngọt nhân tạo còn được gọi là chất có độ ngọt cao vì chúng ngọt hơn đường gấp nhiều lần.
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể là lựa chọn thay thế hấp dẫn cho đường vì chúng hầu như không tăng thêm calo vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, bạn chỉ cần một phần nhỏ chất làm ngọt nhân tạo so với lượng đường bạn thường sử dụng để tạo ngọt.
Chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm chế biến, bao gồm:
- Nước ngọt, hỗn hợp đồ uống dạng bột và đồ uống khác;
- Bánh nướng;
- Kẹo;
- Bánh pudding;
- Thực phẩm đóng hộp;
- Mứt và thạch;
- Sản phẩm từ sữa.
Chất tạo ngọt nhân tạo cũng phổ biến để sử dụng tại nhà. Một số thậm chí có thể được sử dụng trong nướng hoặc nấu ăn.
Các loại chất tạo ngọt nhân tạo ít calo bao gồm:
- Saccharin: Bạn có thể sử dụng chất này trong cả thức ăn nóng và lạnh. Tránh loại chất ngọt này nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Chất tạo ngọt aspartame: Bạn có thể sử dụng chất tạo ngọt aspartame trong cả thực phẩm lạnh và ấm. Nó có thể giảm độ ngọt ở nhiệt độ cao. Những người bị bệnh phenylceton niệu nên tránh chất tạo ngọt này.
- Acesulfame kali hoặc ace-K: Bạn có thể sử dụng nó cho cả thực phẩm lạnh và nóng, kể cả trong nướng và nấu ăn.
- Sucralose: Bạn có thể sử dụng sản phẩm này trong thực phẩm nóng và lạnh, kể cả trong nướng và nấu ăn. Các loại thực phẩm đã qua chế biến thường chứa chất này.
- Advantame có thể được sử dụng trong bánh nướng, nước ngọt và đồ uống không cồn, kẹo cao su, kẹo, bánh kem, món tráng miệng đông lạnh, gelatin và bánh pudding, mứt và thạch, trái cây chế biến sẵn và nước ép trái cây, topping và xi-rô.
- Neotame (Newtame).
2. Lợi ích sức khỏe của chất tạo ngọt nhân tạo
Chất tạo ngọt nhân tạo không góp phần gây sâu răng. Chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể giúp:
- Kiểm soát cân nặng: Chất tạo ngọt nhân tạo hầu như không có calo. Ngược lại, một thìa cà phê đường có khoảng 16 calo, vì vậy một lon nước ngọt chứa 10 thìa đường cà phê, tương đương với khoảng 160 calo. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân, các sản phẩm được làm ngọt bằng chất tạo ngọt nhân tạo có thể là một lựa chọn hấp dẫn, mặc dù hiệu quả giảm cân lâu dài của chúng không rõ ràng.
- Bệnh tiểu đường: Chất tạo ngọt nhân tạo không phải là carbohydrate. Vì vậy, không giống như đường, chất tạo ngọt nhân tạo thường không làm tăng lượng đường trong máu. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ chất thay thế đường nào nếu bạn bị tiểu đường.
3. Chất tạo ngọt có hại không?
Chất tạo ngọt nhân tạo đã được xem xét kỹ lưỡng trong nhiều thập kỷ qua.
Có những người chỉ trích chất ngọt nhân tạo gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Điều đó phần lớn là do các nghiên cứu có từ những năm 1970 cho thấy, chất tạo ngọt nhân tạo saccharin với bệnh ung thư bàng quang ở chuột thí nghiệm. Vì những nghiên cứu đó, saccharin đã từng được dán nhãn cảnh báo rằng nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Nhưng theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và các cơ quan y tế khác, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bất kỳ chất tạo ngọt nhân tạo nào được phép sử dụng ở Hoa Kỳ gây ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng, chất tạo ngọt nhân tạo thường an toàn khi sử dụng với số lượng hạn chế, ngay cả đối với phụ nữ mang thai. Do đó, nhãn cảnh báo cho saccharin đã bị loại bỏ.
Chất làm ngọt nhân tạo được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là phụ gia thực phẩm. Chúng phải được FDA xem xét và phê duyệt trước khi đưa ra bán.
Đôi khi FDA tuyên bố một chất "thường được công nhận là an toàn" (GRAS). Các chất nhận được chỉ định này nếu chúng đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Các chuyên gia có trình độ chuyên môn đánh giá chất này an toàn cho mục đích sử dụng dựa trên cơ sở dữ liệu khoa học. Các chế phẩm stevia là một ví dụ về loại chỉ định GRAS này.
- Các chất này có lịch sử lâu đời được sử dụng phổ biến trong thực phẩm đến nỗi chúng được coi là an toàn.
FDA đã thiết lập mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) cho mỗi chất làm ngọt nhân tạo. ADI là lượng tối đa được xem là an toàn để tiêu thụ mỗi ngày trong suốt cuộc đời. ADI được đặt ở mức rất thận trọng.
3.1 Chất ngọt mới
Chất làm ngọt mới rất khó để phù hợp với một danh mục cụ thể vì chúng được làm từ gì và chúng được tạo ra như thế nào. Stevia là một ví dụ. FDA đã phê duyệt các chế phẩm stevia tinh chế cao là chất làm ngọt mới nhưng không chấp thuận stevia nguyên lá hoặc chiết xuất stevia thô cho việc sử dụng này.
Tagatose cũng là một chất tạo ngọt mới vì cấu trúc hóa học của nó. Tagatose là một chất làm ngọt có hàm lượng carbohydrate thấp tương tự như fructose tự nhiên nhưng được sản xuất từ đường lactose trong các sản phẩm sữa. FDA phân loại tagatose như một chất GRAS.
3.2 Rượu đường
Rượu đa phân tử (polyols) là cacbohidrat tự nhiên trong một số loại trái cây và rau quả, mặc dù chúng cũng có thể được sản xuất. Bất chấp tên gọi của chúng, rượu đường không có cồn vì chúng không chứa ethanol, đây là chất được tìm thấy trong đồ uống có cồn.
Rượu đường không phải là chất tạo ngọt mạnh vì chúng không ngọt hơn đường. Trên thực tế, một số ít ngọt hơn đường. Đối với chất làm ngọt nhân tạo, FDA quy định việc sử dụng cồn đường.
Rượu đường chứa calo, nhưng chúng có hàm lượng calo thấp hơn đường, khiến chúng trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn.
Đường rượu thường không được sử dụng khi bạn chế biến thức ăn ở nhà. Nhưng chúng có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm khác, bao gồm sô cô la, kẹo cao su và kem đánh răng. Rượu đường làm tăng thêm độ ngọt, độ lớn và kết cấu cho thực phẩm, cũng như giúp thực phẩm giữ ẩm.
Rượu đường thường được kết hợp với chất tạo ngọt nhân tạo để tăng vị ngọt. Nhãn thực phẩm có thể sử dụng thuật ngữ chung "rượu đường" hoặc liệt kê tên cụ thể, chẳng hạn như sorbitol.
Giống như chất làm ngọt nhân tạo, rượu đường không góp phần gây sâu răng, và cũng có thể giúp:
- Kiểm soát cân nặng: Rượu đường có làm tăng lượng calo vào chế độ ăn uống nhưng ít calo hơn so với đường thông thường nên rượu đường có thể giúp kiểm soát cân nặng.
- Bệnh tiểu đường: Không giống như chất tạo ngọt nhân tạo, rượu đường là carbohydrate và có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng cơ thể bạn không hấp thụ hoàn toàn đường rượu, vì vậy ảnh hưởng của chúng đối với lượng đường trong máu nhỏ hơn so với các loại đường khác. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn vì rượu đường có các tác dụng khác đối với lượng đường trong máu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com