Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng

Đa số trẻ bị bỏng đều do nguyên nhân là tiếp xúc với nước sôi gây ra, mặc dù tỷ lệ tử vong do bỏng khá thấp nhưng trẻ có nguy cơ phải chịu nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng vận động và chấn thương tâm lý sau này.

Ngoài nước sôi, một số nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng khác bao gồm:

  • Bỏng lửa, dầu sôi, nước trong bình thủy, canh sôi...
  • Bỏng do trẻ tiếp xúc với các đồ vật nóng hoặc vật có tính phát nhiệt cao như bếp than, lò sưởi, bàn ủi...
  • Bỏng bô, bỏng nhiệt do tiếp xúc với nguồn điện hoặc đứng quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ cũng có thể bị bỏng do các loại hóa chất như chất tẩy rửa, pin đồng hồ, keo dán sắt...

Đa số trẻ bị bỏng đều do nguyên nhân là tiếp xúc với nước sôi gây ra
Đa số trẻ bị bỏng đều do nguyên nhân là tiếp xúc với nước sôi gây ra

2. Các bước sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng

Các bước sơ cấp cứu trẻ bị bỏng bao gồm:

  • Xả vết bỏng dưới vòi nước mát

Ngay lập tức đặt khu vực bị bỏng trong nước mát (không lạnh) hoặc dưới vòi nước chảy. Giữ vết thương trong nước ít nhất 5 - 15 phút.

Không sử dụng nước đá để chườm hoặc áp lên vết bỏng.

  • Cởi bỏ quần áo bị cháy

Nếu quần áo bị dính vào da, đừng lột nó ra. Để nó tại chỗ và cắt quần áo xung quanh nó.

  • Che vết bỏng

Sử dụng gạc không dính hoặc một miếng vải sạch.

Nếu vết bỏng nhẹ, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh

Không bôi bơ, dầu mỡ hoặc bất cứ thứ gì khác lên vết bỏng

  • Giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn cho trẻ nhỏ như Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần. Gọi bác sĩ nhi khoa trước nếu con bạn chưa bao giờ dùng thuốc này trước đây.

Bạn có thể điều trị bỏng tại nhà với độ nhẹ - vết bỏng trông giống như bị cháy nắng. Bỏng độ hai hoặc độ ba cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không chắc con bạn bị bỏng ở mức độ nào nên hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau sơ cứu ban đầu để các bác sĩ đánh giá mức độ bỏng và đưa ra hướng điều trị cho con bạn.

3. Cách phòng ngừa trẻ bị bỏng


Không nên để trẻ lại gần khu vực bếp, đặc biệt khi đang nấu nướng
Không nên để trẻ lại gần khu vực bếp, đặc biệt khi đang nấu nướng

Mặc dù các bậc cha mẹ sẽ không thể bảo vệ con mình mọi lúc mọi nơi nhưng nếu áp dụng các phương pháp sau sẽ giúp trẻ phòng ngừa bị bỏng hiệu quả tại nhà:

  • Để hóa chất, bật lửa, keo dán sắt... cách xa tầm tay trẻ em
  • Luôn để các thiết bị điện khỏi tầm với của trẻ, kiểm tra đường dây điện, loại bỏ những dây điện, tay cầm, phích cắm bị cũ, hỏng...
  • Cẩn thận khi để trẻ nhỏ tắm bồn hoặc tắm nước nóng lạnh
  • Không cho trẻ sử dụng xe tập đi khu vực bếp ăn
  • Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không mang bé ra ngoài trời nắng
  • Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

XEM THÊM:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe