Bài viết được viết bởi ThS.BS Vũ Duy Dũng - Bác sĩ Chuyên khoa Thần Kinh, Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Mặc dù hiếm, các bệnh lý mạch máu của tủy sống đại diện cho một nhóm bệnh tiềm tàng khả năng gây phá hủy nặng nề tổ chức tủy sống mà có thể là một thách thức để chẩn đoán nhưng sẽ được đền đáp xứng đáng khi điều trị. Một sự hiểu biết sắc bén về thời điểm khi nào cần nghĩ đến một bệnh lý mạch máu tủy sống, và các lựa chọn điều trị (thường cần một cách tiếp cận đa phương thức) là rất quan trọng để mang lại các kết quả tối ưu cho bệnh nhân.
Bài viết này trước hết trình bày giải phẫu và chức năng mạch máu tủy sống, cung cấp một nền tảng kiến thức để hiểu được các biểu hiện lâm sàng và bệnh học của các bệnh lý tủy sống căn nguyên mạch máu, tiếp theo là ôn lại từng bệnh lý cụ thể.
1. Giải phẫu chức năng của mạch máu tủy sống
Cung cấp máu cho tủy sống là phức tạp và nhiều tuần hoàn bàng hệ, cho phép đề kháng tương đối với thiếu máu cục bộ. Tiếp theo đây là một sự mô tả về hệ thống động mạch, bắt đầu với những đoạn xa nhất rồi đi gần hơn về gốc cho tới động mạch chủ.
Một mạng lưới mạch máu giàu sự tiếp nối, mà cuối cùng tỏa ra từ các nhánh dọc theo chiều dài của một động mạch tủy sống trước và cặp đôi động mạch tủy sống sau, cấp máu động mạch cho nhu mô tủy sống ngay sát cạnh động mạch.
Phần trước của mạng lưới mạch máu này được cấp máu bởi động mạch mép rãnh (sulcocommissural artery), chạy vào khe giữa trước và xuất phát trực tiếp từ động mạch tủy sống trước. Vành động mạch (arterial vasocorona) kết nối các phần trước và sau của mạng lưới mạch máu, với nguồn gốc của nó là từ các động mạch tủy sống trước và tủy sống sau, và cấp máu cho phần bên của tủy sống.
Cùng với đó, động mạch mép rãnh và vành động mạch tưới máu cho các bó vỏ-tủy và tủy-đồi thị, cột tế bào trung gian bên, các sừng trước, và chất xám trung tâm. Mạng lưới phía sau bao gồm các động mạch tủy sống sau, các nhánh kết nối của chúng, và các nhánh xuyên màng mềm bắt nguồn từ chúng. Chúng cấp máu cho các cột sau và các sừng sau.
Đi về phía nguồn gốc chung của động mạch tủy sống trước và các động mạch tủy sống sau, các phần đầu xuất phát từ đầu xa của các động mạch đốt sống và các phần đuôi xuất phát từ động mạch cùng giữa.
Giữa các cực này, các nhánh đoạn cổ và đoạn động mạch chủ góp phần cấp máu cho động mạch tủy sống trước và các động mạch tủy sống sau, chia ra các động mạch rễ-tủy trước và sau tại các lỗ gian đốt sống.
Động mạch của Adamkiewicz là động mạch lớn nhất trong số này và thường xuất phát từ T9 đến T12 và chủ yếu cấp máu cho đoạn phình tủy thắt lưng. Vùng giáp ranh được suy đoán là ở tủy ngực giữa đến tủy ngực trên chưa được chứng minh; phần lớn các ca nhồi máu tủy sống là do giảm tưới máu ở tủy ngực dưới.
Biểu hiện lâm sàng của tổn thương tủy sống cấp tính biến đổi phụ thuộc vào bó thần kinh nào và phần đầu/đuôi của tủy sống bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, các tổn thương hoàn toàn trên C5 có thể gây ra yếu cơ hoành, cơ liên sườn và cơ bụng, có thể dẫn đến suy hô hấp. Các tổn thương cấp tính ở T6 hoặc cao hơn có thể dẫn đến chậm nhịp tim và tụt huyết áp, mà trong hầu hết các ca bệnh nặng, có thể dẫn đến sốc căn nguyên thần kinh do tổn thương các sợi giao cảm đi xuống.
Trái lại, một đáp ứng giao cảm quá mức với chỉ một kích thích có hại nhỏ (như bàng quang căng lên) dưới mức tổn thương có thể diễn biến bán cấp ở bệnh nhân tổn thương trên T6, gọi là rối loạn phản xạ thần kinh thực vật. Tổn thương hai bên các sợi giao cảm đi xuống cũng có thể ngay từ đầu gây ra bí tiểu và không kiềm chế tiểu, táo bón, và rối loạn chức năng tình dục.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn:
Kramer CL. Vascular Disorders of the Spinal Cord. Continuum (Minneap Minn) 2018;24(2, Spinal Cord Disorders): 407–426.