Buồn nôn trong/ sau chu kỳ kinh có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt gắn liền với chị em phụ nữ mỗi tháng và mang theo vài triệu chứng khó chịu như buồn nôn. Vậy buồn nôn trong và sau kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân buồn nôn khi hành kinh

1.1. Buồn nôn khi hành kinh do hormone

Khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hormone prostaglandin tự nhiên được sản sinh ra trong cơ thể để giúp co thắt tử cung và đẩy máu ra ngoài. Nhưng đi kèm với việc tăng nồng độ hormone prostaglandin là tình trạng buồn nôn khi hành kinh. Và nồng độ này cao ở những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt rồi giảm dần khi càng về cuối chu kỳ.

1.2. Buồn nôn do chuột rút

Những cơn đau dữ dội bất ngờ ở chân, xương chậu, lưng, bụng kết hợp với những cơn đau bụng kinh chị em cũng sẽ gặp những cơn buồn nôn khó chịu.

1.3. Buồn nôn do stress

Hormone sẽ giảm xuống khi các chị em gặp nhiều áp lực cuộc sống, mệt mỏi do công việc gia đình, trầm cảm,... Điều này sẽ khiến kỳ kinh của chị em khó khăn nhiều do sự co bóp tử cung tăng mạnh làm đau bụng cũng như sự xuất hiện nhiều hơn của những cơn buồn nôn khi hành kinh, buồn nôn sau khi hết kinh

1.4. Đau bụng kinh gây ra buồn nôn khi hành kinh,

Nguyên nhân thường gặp khác khiến chị em thường buồn nôn trong và sau kỳ kinh là đau bụng kinh.

Những cơn co bóp mạnh hơn của tử cung để đẩy máu ra ngoài đồng thời cũng khiến cho bụng dưới của chị em bị đau và gây ra tình trạng buồn nôn khi kỳ kinh và sau kỳ kinh.

1.5. Đau dạ dày gây ra buồn nôn khi hành kinh

Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở Việt Nam, cứ 10 người thì có 7 người có nguy cơ mắc bệnh và 3 người trong số đó đã mắc phải các bệnh lý viêm loét dạ dày. Bệnh lý này xuất phát từ các thói quen xấu trong sinh hoạt như thức khuya, bỏ bỏ bữa, hút thuốc, uống rượu, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng thường xuyên, áp lực từ học tập, công việc,...

Axit dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn ở những chị em đã mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày khiến cho cơn buồn nôn của họ trở nên tồi tệ hơn.

1.6. Buồn nôn do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý nghiêm trọng ở phụ nữ, các mô nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung, nó có khả năng gây ra vô sinh.

Triệu chứng buồn nôn khi hành kinh sẽ xuất hiện khi các mô này phát triển gần gần ruột. Nó còn có thể gây ra mệt mỏi, tiêu chảy,.. và vài vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Ngoài ra buồn nôn khi hành kinh còn có thể do các bệnh lý phụ khoa khác thường kể đến như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,...


Buồn nôn khi hành kinh có thể do bệnh lý lạc nội mạc tử cung gây ra
Buồn nôn khi hành kinh có thể do bệnh lý lạc nội mạc tử cung gây ra

1.7. Buồn nôn khi hành kinh do các bệnh lý viêm vùng chậu

Khi vi khuẩn đi vào âm đạo lại di chuyển lên tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, việc này tạo ra một bệnh lý nguy hiểm là viêm vùng chậu, máu kinh xuất hiện bất thường cùng với buồn nôn là triệu chứng trong số ít những triệu thường gặp của bệnh.

1.8. Buồn nôn sau kỳ kinh có thể do mang thai không?

Ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường không bị rối loạn họ sẽ có thể cảm thấy buồn nôn ở tuần thứ 1-2 sau khi trứng thụ tinh

Nhưng nếu tình trạng buồn nôn sau khi kỳ kinh nguyệt xảy ra ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, để biết bạn có đang trong thai kỳ hay không thì phương pháp nhanh nhất là dùng que thử thai.

Ngoài những bệnh lý đã nói ở trên, buồn nôn sau khi hết kinh, buồn nôn khi hành kinh còn có thể do bệnh lý kèm theo như, suy thượng thận, viêm đường mật túi mật, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, ngộ độc thức ăn,... Thông thường buồn nôn trong/sau hành kinh có thể chỉ tồn tại vài ngày và tự hết. Nhưng nếu tình trạng buồn nôn của bạn thường xuyên xảy ra hoặc kéo dài (trên 2 tuần) hoặc kèm theo những triệu chứng liên quan đến các bệnh lý kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị.

2. Khắc phục các cơn buồn nôn trong/sau kỳ kinh

Những cơn buồn nôn thường đến từ những cơn đau của việc có bóp tử cung, làm ấm cơ thể là cách khá hữu hiệu để giảm bớt các cơn buồn nôn.

3.1. Sử dụng trà gừng

Gừng vị cay, tính ấm, lại là gia vị thường xuyên được dùng trong bếp. Khi các cơn đau kèm với buồn nôn kéo đến bạn hãy pha ngày cho mình một ít trà gừng để khắc phục những cơn buồn nôn trong kỳ kinh bằng cách làm giảm các cơn đau bụng kinh.

3.2 Làm ấm bụng dưới

Chườm ấm bụng dưới từ 15-20 phút với nhiệt độ khoảng 60-70°C


Làm ấm bụng dưới có thể cải thiện tình trạng buồn nôn khi hành kinh
Làm ấm bụng dưới có thể cải thiện tình trạng buồn nôn khi hành kinh

3.3. Xoa bóp bụng dưới nhẹ nhàng

Việc xoa bóp vùng bụng dưới có thể giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ việc tống máu ra và giảm cơn co thắt ở tử cung từ đó giảm được các cơn đau bụng và buồn nôn.

3.4. Tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu tình trạng buồn nôn trong và buồn nôn sau khi hết kinh

3.5. Tạo thói quen sống lành mạnh

Đi ngủ sớm, không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các thực phẩm lành mạnh... sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt và đời sống tinh thần thoải mái, giảm thiểu căng thẳng, stress,... tránh được các nguy cơ dẫn đến tình trạng buồn nôn khi hành kinhbuồn nôn sau khi hết kinh.

Trên đây là những biện pháp giúp chị em buồn nôn khi hành kinh và trải qua kỳ kinh nguyệt thoải mái.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe