Gừng có phải là lựa chọn an toàn để giảm buồn nôn?

Củ gừng hay rễ gừng là phần thân dày hoặc rễ của cây gừng Zingiber Officinale có nguồn gốc từ Ấn Độ và Đông Nam Á. Gừng được sử dụng phổ biến trong các nền ẩm thực cũng như trong Y học đã hàng trăm năm nay. Gừng thường được khuyên dùng để làm dịu các chứng khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa như chướng bụng, buồn nôn.

1. Gừng có thực sự giúp giảm cảm giác buồn nôn?

Gừng thường được bán trên thị trường như một sản phẩm tự nhiên, ít tác dụng phụ, giúp giảm buồn nôn hoặc làm dịu cơn đau dạ dày. Trên thực tế, khả năng làm giảm buồn nôn được biết đến như công dụng chính của gừng.

2. Cách hoạt động

Gừng có được các đặc tính dược liệu từ gingerol, thành phần hoạt tính sinh học chính trong gừng tươi, cũng như các hợp chất liên quan được gọi là shogaols, mang lại vị cay nồng đặc trưng. Shogaols tập trung nhiều hơn trong gừng khô, với 6-shogaol là chất chống oxy hóa chính. Trong khi đó, hợp chất gingerols được tìm thấy nhiều trong gừng sống.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng và các hợp chất của trong gừng có thể làm tăng khả năng tiêu hóa và tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác buồn nôn.

Tương tự, gừng có đặc tính chống viêm và có thể cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ giải phóng các hormone điều hòa huyết áp để làm dịu cơ thể và giảm buồn nôn.

3. Gừng có an toàn để sử dụng không?

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng là loại thực phẩm an toàn để sử dụng với hầu hết nhóm người và với các tình trạng sức khỏe khác nhau. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ khi sử dụng gừng như ợ nóng, xì hơi, tiêu chảy hoặc đau dạ dày, nhưng điều này phụ thuộc vào từng cá nhân, liều lượng và tần suất sử dụng.


Một số người sẽ bị ợ nóng sau khi dùng gừng
Một số người sẽ bị ợ nóng sau khi dùng gừng

Một đánh giá của 12 nghiên cứu trên 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy nếu như họ dùng ít hơn 1.500 mg gừng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ ợ ​​nóng, sảy thai hoặc buồn ngủ. Tuy nhiên, liều trên 1.500 mg mỗi ngày dường như có ít hiệu quả hơn trong việc giảm buồn nôn và có thể có nhiều tác dụng phụ.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh bổ sung gừng khi gần chuyển dạ, vì gừng có thể làm chảy nhiều máu hơn. Vì lý do tương tự, loại gia vị này có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai đã có tiền sử sảy thai hoặc rối loạn đông máu. Ngoài ra, dùng một lượng lớn gừng có thể làm tăng lưu lượng mật trong cơ thể, vì vậy nó không được khuyến cáo sử dụng đối với những người có các bệnh lý về túi mật. Chính vì những lý do trên, việc hỏi ý kiến các chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng gừng vào mục đích y tế như giảm buồn nôn là một việc nên làm.

4. Một số cách dùng phổ biến

Các nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn gây ra bởi các tình trạng khác nhau.

4.1 Thai nghén

Ước tình có khoảng 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Các nghiên cứu đã cho thấy gừng có hiệu quả trong việc giảm ốm nghén khi mang thai cho nhiều phụ nữ khi so sánh với giả dược. Một nghiên cứu trên 67 phụ nữ bị ốm nghén vào khoảng 13 tuần của thai kỳ cho thấy uống 1.000 mg gừng đóng gói hàng ngày giúp giảm buồn nôn và nôn nhiều hơn đáng kể so với giả dược. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng tiêu thụ tới 1-gram gừng mỗi ngày dường như an toàn để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai.

Theo một nghiên cứu gần đây, lượng gừng đóng gói này tương đương với 1 muỗng cà phê (5 gram) gừng tươi nghiền nhỏ, 1/2 muỗng cà phê (2 ml) chiết suất chất lỏng, 4 cốc (950ml) trà, 2 muỗng cà phê (10ml) xi-rô hoặc hai miếng gừng 1 inch (2,5 cm)

4.2 Say tàu xe

Chứng say tàu xe là tình trạng phổ biến ở một số người khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi đi các phương tiện chuyển động đều như tàu hỏa, thuyền, hoặc xe hơi. Triệu chứng phổ biến nhất là buồn nôn và mệt mỏi.

Các nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng làm giảm chứng say tàu xe ở một số người. Các nhà khoa học cho rằng gừng hoạt động bằng cách giữ cho chức năng tiêu hóa và chỉ số huyết áp ổn định, từ đó làm giảm buồn nôn.


Gừng giúp làm giảm chứng say tàu xe
Gừng giúp làm giảm chứng say tàu xe

Trong một nghiên cứu nhỏ ở 13 người có tiền sử bị say tàu xe, uống từ 1 cho đến 2gram gừng trước khi đi tàu xe làm giảm buồn nôn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, gừng có hiệu quả hơn Dramamine, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng say tàu xe, giúp giảm buồn nôn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tác dụng giảm bớt chứng say tàu xe khi sử dụng gừng là không nhất quán hoặc không thực sự có hiệu quả.

4.3 Buồn nôn do tác dụng phụ sau hóa trị và phẫu thuật

Gần 75% những người trải qua hóa trị báo cáo tình trạng buồn nôn là tác dụng phụ chính sau quá trình điều trị. Trong một nghiên cứu ở 576 người mắc bệnh ung thư, uống từ 0,5 cho đến 1gram chiết xuất từ củ gừng hai lần mỗi ngày trong 6 ngày, bắt đầu 3 ngày trước khi hóa trị có tác dụng giảm đáng kể chứng buồn nôn trong vòng 24 giờ đầu tiên của hóa trị, so với giả dược.

Bột rễ gừng cũng đã được chứng minh là làm giảm buồn nôn và nôn sau khi quá trình hóa trị hoàn thành. Thêm vào đó, loại gia vị này có thể giảm buồn nôn trong các điều kiện y tế khác. Một đánh giá dựa trên 5 nghiên cứu ở 363 người cho thấy rằng sử dụng một liều lượng gừng hợp lý hàng ngày có hiệu quả hơn một giả dược trong việc ngăn ngừa buồn nôn sau phẫu thuật.

Một nghiên cứu khác ở 150 phụ nữ lưu ý rằng những người dùng 500 mg gừng 1 giờ trước khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật ít bị buồn nôn sau phẫu thuật hơn so với những người dùng giả dược.

4.4 Rối loạn tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng 1.500 mg gừng chia thành nhiều liều nhỏ hơn mỗi ngày có thể làm giảm buồn nôn liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Gừng có khả năng làm tăng cơ thể làm trống dạ dày, từ đó giảm co thắt ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy hơi, đồng thời giảm áp lực trong đường tiêu hóa, từ đó giảm cảm giác buồn nôn.

Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một tình trạng gây ra những thay đổi khó lường trong thói quen đại tiện, đã thấy được tác dụng tích cực khi sử dụng gừng.

Một nghiên cứu kéo dài 28 ngày ở 45 người mắc IBS cho thấy những người dùng 1gram gừng mỗi ngày giảm 26% các triệu chứng. Tuy nhiên, việc dùng gừng để điều trị hoàn toàn không đem lại kết quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm buồn nôn và đau dạ dày gây ra bởi các bệnh như viêm dạ dày và viêm ruột khi kết hợp với các liệu pháp khác


Gừng giúp giảm buồn nôn do rối loạn tiêu hóa
Gừng giúp giảm buồn nôn do rối loạn tiêu hóa

5. Các cách sử dụng hiệu quả và liều lượng

Gừng có thể được sử dụng bằng nhiều cách dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng có một số các phương pháp cụ thể có hiệu quả đặc biệt trong việc giảm cảm giác buồn nôn như:

Trà gừng: Lượng trà gừng khuyến cáo là 4 cốc (950ml) để giảm buồn nôn. Trà gừng có thể được làm tại nhà bằng cách ngâm gừng tươi thái lát hoặc xay trong nước nóng. Trà gừng có tác dụng khi được sử dụng từ từ, vì khi uống quá nhanh có thể có tác dụng ngược lại, làm tăng buồn nôn

  • Thực phẩm bổ sung: Gừng xay thường được bán đóng gói tại các quầy thwucj phẩm bổ sung. Người dùng nên cân nhắc mua các sản phẩm có thành phần từ 100% gừng tươi, không có chất độn hoặc chất phụ gia không mong muốn
  • Gừng kết tinh: Một số phụ nữ mang thai cho rằng loại gừng này giúp giảm ốm nghén, nhưng thường có chứa rất nhiều đường trong quá trình sản xuất.
  • Tinh dầu gừng: Một nghiên cứu cho thấy rằng hít tinh dầu gừng làm giảm buồn nôn sau phẫu thuật hơn so với giả dược

Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thông báo có thể tiêu thụ tới 4 gram gừng mỗi ngày là an toàn, hầu hết các nghiên cứu đều khuyến cáo nên sử dụng lượng nhỏ hơn.

Bất kể tình trạng nào, hầu hết các nhà nghiên cứu dường như đồng ý rằng chia nhỏ 1.000 cho đến 1.500 mg gừng thành nhiều liều dùng là cách tốt nhất để sử dụng trong điều trị chứng buồn nôn. Liều cao hơn thường ít hiệu quả hơn và có thể có tác dụng phụ. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trước khi sử dụng gừng vào mục đích y tế là rất cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe