Những thắc mắc như bệnh hen có bị lây nhiễm không, bệnh suyễn nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?...được rất nhiều người quan tâm.
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng đơn nguyên Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Vinmec Times City
Thực tế, khi nhắc đến bệnh hen sẽ liên quan đến 3 vấn đề: Viêm đường thở, tăng tiết đờm nhầy và co thắt. Đối với bệnh nhân mắc bệnh hen thì đường thở tăng đáp ứng mạnh (quá mẫn) gây co thắt do tình trạng viêm gây ra (viêm dị ứng).
Khi thời tiết chuyển lạnh hay bước sang mùa đông lạnh khô, người bệnh hít không khí lạnh sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nặng và cần phải dùng đến thuốc chữa bệnh hen.
Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn rất nhạy cảm với không khí khô, do vậy khi vào mùa đông cần làm ẩm, làm ấm không khí nhiều hơn để giảm tình trạng khởi phát cơn hen do tế bào dưới đường thở vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học làm co thắt đường thở và khởi phát cơn hen. Việc làm ẩm không khí trong mùa đông có ý nghĩa rất lớn với bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị.
Hạn chế nguy cơ bùng phát trong mùa lạnh với người có tiền sử hen bằng cách:
- Giữ ấm cơ thể, vùng cổ, hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh để giảm nguy cơ bùng phát cơn hen;
- Cần điều trị bệnh hen tốt, sử dụng thuốc chữa bệnh hen đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Giảm mức độ viêm;
- Giảm mức tăng đáp ứng của đường thở với các thay đổi về mặt lý hóa hoặc các yếu tố gây ra tình trạng quá mẫn của đường thở.
Đối với bệnh nhân hen, ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh hen đúng chỉ dẫn thì cần phải sử dụng nước ấm trong mùa đông, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để giảm tối đã nguy cơ khởi phát cơn hen.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.