Bù dịch trong hồi sức cấp cứu

Bù dịch trong hồi sức cấp cứu là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý các tình huống bất ngờ.

1. Tổng quan chung về bù dịch trong hồi sức cấp cứu

Điều cần quan tâm nhiều nhất trong điều trị sốc chấn thương là xác định căn nguyên và điều trị phù hợp. Với những trường hợp sốc mất máusốc giảm thể tích trong chấn thương thì phương pháp hiệu quả nhất chính là truyền dịch và bù dịch.

Đáp ứng bù dịch nghĩa là bệnh nhân sẽ tăng giao oxy cho mô sau khi được bù dịch. Bù dịch cần phải tiến hành kịp thời và không được chậm trễ, tuy nhiên nó không thể thay thế cho việc kiểm soát hoàn toàn tình trạng chảy máu. Đáp ứng bù dịch khi thể tích nhát bóp (SV) hoặc cung lượng tim (CO) tăng >= 10%-15% sau khi bolus 500mL dịch (trẻ em 10ml/kg)

2. Chẩn đoán sốc và theo dõi bù dịch

2.1 Chẩn đoán

  • Sốc là tình trạng tưới máu mô không đủ do mất cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy của mô. Tùy thuộc vào mức độ nặng của sốc mà các tạng khác nhau bị ảnh hưởng ít hay nhiều, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng liên quan tới não và tim rõ rệt chỉ xuất hiện ở những ca nặng.
  • Tụt huyết áp và nhịp tim nhanh không phải là các thông số nhạy để chẩn đoán sốc vì đây có thể là kết quả của rối loạn hệ thống tuần hoàn sâu sắc, có 25% bệnh nhân sốc mà huyết áp và nhịp tim bình thường..

Chỉ số huyết áp giảm và tim nhịp nhanh thường không có giá trị cao trong chẩn đoán sốc
Chỉ số huyết áp giảm và tim nhịp nhanh thường không có giá trị cao trong chẩn đoán sốc

2.2 Theo dõi

  • Dùng catheter động mạch phổi (PAC) có thể có tác dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi tổn thương nặng, tuy nhiên cần có những nghiên cứu thêm để đánh giá chính xác.
  • Các chỉ số pH, HCO3-, thiếu kiềm và axit lactic máu động mạch là gợi ý cho thiếu tưới máu mô và các giá trị bất thường tồn tại dai dẳng phản ánh tiên lượng tồi. Do đó, các thông số này sẽ là dấu ấn tiên lượng sốc tốt nhất, hơn là các dấu hiệu sinh tồn nhưng có hạn chế khi đánh giá lâu dài.

3. Những đối tượng cần sử dụng liệu pháp bù dịch

Phương pháp bù dịch trong hồi sức cấp cứu sẽ được sử dụng trong những trường hợp có dấu hiệu sốc hay giảm tưới máu mô (suy tuần hoàn). Một số triệu chứng của hiện tượng này sẽ được biểu hiện ra như:

  • Thay đổi tri giác.
  • Chi lạnh.
  • TRC kéo dài.
  • Da nổi bông.
  • Huyết áp tụt.
  • Mạch ngoại biên nhẹ, có sự khác biệt rõ giữa áp lực mạch ngoại biên và trung tâm.
  • Cung lượng nước tiểu giảm < 1ml/kg/giờ.

Chi lạnh là triệu chứng của hiện tượng suy tuần hoàn
Chi lạnh là triệu chứng của hiện tượng suy tuần hoàn

4. Các phương pháp dự đoán đáp ứng bù dịch

Hiện nay các phương pháp dự đoán đáp ứng bù dịch được phân thành 2 loại như sau:

4.1 Phương pháp tĩnh

  • Áp lực nhĩ Phải (RAP).
  • Áp lực động mạch phổi bít (PAOP).
  • Thể tích thất Phải cuối thì tâm Trương (RVEDV).
  • Thể tích thất Trái cuối thì tâm Trương (LVEDV).

4.2 Phương pháp động

  • Nâng chân thụ động (PRL).
  • Độ co dãn tĩnh mạch chủ dưới theo hô hấp (dIVC).
  • Độ biến thiên của áp lực mạch (PPV).
  • Độ biến thiên của thể tích nhát bóp (SVV).
  • Độ biến thiên của vận tốc qua van động mạch chủ (∆Vpeak).

5. Chọn lựa dịch truyền như thế nào?

5.1 Dịch tinh thể

  • Chương trình “Hồi sinh chấn thương nâng cao” có khuyến cáo nên bù dịch tinh thể đầu tiên.
  • Vì nguy cơ toan chuyển hóa do tăng Chlor so với dung dịch muối thông thường nên ưu tiên dùng dung dịch Ringer lactat cho bệnh nhân chấn thương.

Dịch truyền Ringer lactat được lựa chọn cho người bệnh chấn thương
Dịch truyền Ringer lactat được lựa chọn cho người bệnh chấn thương

  • Truyền dịch tinh thể khối lượng lớn có thể gây ra một số ảnh hưởng như: hòa loãng yếu tố đông máu, ARDS và tăng áp lực ổ bụng.
  • Bù dịch quá mức góp phần tăng tỷ lệ tử vong. Cần xem dịch tinh thể như bất kỳ loại thuốc khác về chỉ định, tác dụng phụ, tác dụng có hại và các chống chỉ định.

5.2 Dịch muối ưu trương

  • Lợi ích theo lý thuyết của muối ưu trương là ổn định lượng dịch từ tế bào vào trong lòng mạch và khoảng kẽ mà đồng thời không làm tăng đáng kể tổng lượng nước toàn bộ cơ thể.
  • Cho phép bù lượng dịch nhỏ hơn vì dịch muối ưu trương tái phân bố vào khoang thứ ba với tỷ lệ chậm hơn. Trừ trường hợp dùng dịch muối ưu trương thường quy.
  • Truyền dịch muối ưu trương là biện pháp hiệu quả kiểm soát áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não vì nồng độ muối NaCl cao hơn nhiều (23,4%).

5.3 Dịch keo

Dịch keo chứa protein cho phép chúng tồn tại trong lòng mạch và tạo ra một áp lực thẩm thấu keo làm chuyển dịch từ tế bào vào trong lòng mạch. Các dịch keo có thể cải thiện tưới máu vi mạch, tuy nhiên lại dịch này có chi phí đắt hơn dịch tinh thể và có liên quan tới nhiều tác dụng miễn dịch có hại. Trường hợp dùng liều cao dịch keo nhân tạo có thể dẫn đến rối loạn đông máu.


Dịch keo được truyền vào cơ thể người bệnh giúp cải thiện tưới máu vi mạch
Dịch keo được truyền vào cơ thể người bệnh giúp cải thiện tưới máu vi mạch

Dịch keo Dextran có liên quan tới các ca sốc phản vệ gây tử vong, phù phổi, rối loạn chức năng tiểu cầu và tổn thương thận.

Một vài thử nghiệm và phân tích tổng hợp 10 năm qua chứng minh không khác biệt về kết cục ở bệnh nhân hồi sức khi sử dụng bù dịch tinh thể và dịch keo.

Phương pháp bù dịch cho bệnh nhân sốc giảm thể tích và sốc mất máu có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe