Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày (trên 3 lần), phân tóe nước. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em sẽ khiến phân thay đổi như: phân lỏng nhiều nước, phân có chứa nhớt, phân có hạt lợn cợn, phân có màu lạ (trắng, xanh, nâu sậm). Bệnh còn có thể khiến trẻ són phân ra quần liên tục.
Bệnh tiêu chảy cấp có thể lây qua đường tiêu hóa nếu ăn phải thức ăn hoặc uống nước có chứa vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch lớn.
1. Những biến chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp
Theo viện Pastuer TP HCM bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Tiêu chảy nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước, gây truỵ mạch có thể gây tử vong.
- Suy thận cấp cũng có thể gây tử vong.
- Nên cần phải cho người bị tiêu chảy uống nước nhiều lần, nhất là sau mỗi lần đi cầu.
- Suy dinh dưỡng do trẻ ăn ít trong thời gian bệnh.
Ngay khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy cấp cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, uống dung dịch oresol để bù nước. Theo dõi sát sao việc đi cầu của trẻ bao gồm số lần đi cầu, tình trạng phân, số lượng phân mỗi lẫn và biểu hiện của trẻ. Nếu số lần đi cầu ngày càng nhiều kèm theo việc trẻ không ăn uống, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi... cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Những sai lầm phổ biến khi điều trị tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp ở thể nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít người do chưa thực sự hiểu rõ về bệnh nên đã có những phương pháp điều trị sai lầm, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Theo viện viện Pastuer TP HCM, những việc không nên làm khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em bao gồm:
- Không cho trẻ uống nước vì sợ trẻ tiêu chảy nhiều hơn
Nước không làm cho tình trạng tiêu chảy cấp trở nên nặng hơn. Nguyên nhân đi cầu là do ruột bị kích thích và tăng dịch ruột, không liên quan gì đến việc bổ sung nước. Ngược lại, đi cầu ra nước liên tục khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, cần bổ sung nước để tránh bị kiệt nước. Các cơ quan khác và phần ruột chưa bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh vẫn cần nước và chất dinh dưỡng như bình thường để duy trì hoạt động.
Cho trẻ uống nhiều điện giải, nước hoa quả, ăn nhiều trái cây sẽ giúp trẻ cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn.
- Cho trẻ uống các thuốc cầm tiêu chảy
Không uống các thuốc cầm tiêu chảy như: Nước đọt ổi non, nước sắc vỏ măng cụt, các loại thuốc cầm tiêu chảy (cồn Paregoric, viên Mangostana, viên Imodium) vì sẽ làm tích tụ vi khuẩn, vi rus và chất độc lại trong ruột.
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất khi điều trị tiêu chảy cấp. Nhiều cha mẹ tự ý ra hiệu thuốc mua các loại thuốc cầm tiêu chảy về cho trẻ uống. Điều này rất nguy hiểm.
Tiêu chảy cấp là do đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút. Việc đi cầu nhiều lần là phản ứng của cơ thể nhằm đào thải các chất độc, vi khuẩn đó ra ngoài. Sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy sẽ cản trở quá trình tự đào thải của cơ thể.
Hơn nữa, các loại thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm giảm nhụ động ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Nghĩa là thực chất trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng lại không đi cầu để thải phân ra ngoài. Phân dồn ứ lại trong ruột sẽ khiến trẻ bị đau bụng, viêm ruột, tắc ruột, thậm chí là tử vong.
- Không sử dụng kháng sinh nếu không có sốt hoặc có bằng chứng nhiễm trùng (phân có nhầy, máu)
- Không cho trẻ bệnh ăn, uống hoặc kiêng cữ quá mức chỉ cho ăn cháo muối.
Nhiều bậc phụ huynh vì lo sợ trẻ không tiêu hóa được nên cho trẻ kiêng cữ rất kỹ, chỉ cho ăn cháo muối. Quan niệm này cần phải thay đổi ngay lập tức. Các bác sĩ tại Viện Pastuer TP HCM giải thích “khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây tiêu chảy thì những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.”
Ngoài ra, bạn không nên đổi sữa cho trẻ khi thấy trẻ bị tiêu chảy. Trừ khi bạn thấy trẻ càng bị tiêu chảy nặng hơn sau mỗi lần ăn do không dung nạp được chất lactose có trong sữa. Bạn cần đổi loại sữa không chứa lactose. Vì sữa không phải nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh. Trẻ cần được ăn uống đầy đủ hơn khi bị bệnh. Nếu đổi sữa có thể khiến trẻ không quen mà bỏ ăn.
Trên đây là những biến chứng thường gặp và sai lầm phổ biến về bệnh tiêu chảy cấp mà bạn nên chú ý. Trong quá trình điều trị và theo dõi tại nhà nếu có bất cứ hiện tượng khác thường nào cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Bác sĩ nội trú, Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến đã có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi - sơ sinh, chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, tim mạch Nhi, hồi sức sơ sinh. Bác sĩ từng được đào tạo trong nước và quốc tế như: Bệnh Viện Nhi Trung Ương; trường Đại học Sydney, Australia; đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc trước khi là bác sĩ Nội trú khoa Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng như hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Viện Pasteur HCM
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong