Nhiều người vẫn có những băn khoăn không biết có nên ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hoá không? Vậy trong sữa chua có những thành phần gì? Có thực sự tốt cho người bị rối loạn tiêu hoá hay không?. Cùng tìm hiểu rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? qua bài viết dưới đây.
1. Thành phần có trong sữa chua
Sữa chua là thực phẩm được làm từ sữa, thường được sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của nhiều gia đình. Thành phần có trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal, 2.6g lipid, 5.3g protein và 15g chất bột. Thành phần protein trong sữa chua được chuyển hóa thành các acid amin dễ tiêu hóa và đường bột chuyển hóa thành đường lactose có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn probiotic rất tốt cho đường ruột. Bên cạnh đó còn có vitamin D, DHA, canxi, natri,... đây là những dưỡng chất thiết yếu với cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
2. Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua?
Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia đánh giá sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Như đã nói ở trên về thành phần của sữa chua, đây là một trong những thực phẩm giúp thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa tốt. Bởi vì nó có chứa men vi sinh và một lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, khó tiêu. Tuy nhiên ăn sữa chua như thế nào cho đúng để phát huy hiệu quả tối đa phải phụ thuộc vào khả năng dung nạp của mỗi người và nên ăn liều lượng hợp lý, nếu bạn lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Vậy bạn có thắc mắc vì sao sữa chua lại tốt cho hệ tiêu hóa? Bởi vì những công dụng tuyệt vời mà sữa chua đem lại cho hệ tiêu hóa. Cụ thể:
Theo các nghiên cứu cho thấy một lượng lớn probi và vi khuẩn đường ruột có lợi đã được tìm thấy trong sữa chua. Những người bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm này sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện và tăng cường tiêu hóa, đồng thời kích thích sự thèm ăn, giúp ăn ngon miệng hơn, khắc phục sự chán ăn hay tình trạng không muốn ăn.
Với những người bị rối loạn tiêu hóa, ăn sữa chua còn giúp cải thiện nhanh triệu chứng, giảm nhanh hiện tượng tiêu chảy, nếu có.
Khi hệ tiêu hóa hấp thụ sữa chua, vi khuẩn có lợi sẽ giúp cơ thể liên kết với các vi nhung mao có trong ruột. Do đó, giúp bề mặt đường ruột chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào lớp chất nhầy.
Ngoài ra, trong sữa chua cũng có khá nhiều chất xơ nên ngoài tác dụng giảm tiêu chảy còn khắc phục tình trạng táo bón ở những người bị rối loạn tiêu hóa. Bởi khi ăn sữa chua có chứa chất xơ sẽ đi vào cơ thể, sau đó tham gia tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn mạnh mẽ hơn đồng thời làm tăng nhu động ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn.
Hơn nữa, sữa chua giúp những người bị rối loạn tiêu hóa tạo ra một lớp chất nhầy có thể bao phủ lên bề mặt ruột non. Vì vậy mà giúp cho niêm mạc ruột non được bảo vệ an toàn, tránh các mầm bệnh, gây hại cho sức khỏe. Một điều tuyệt vời hơn mà sữa chua đem lại nó còn có tác dụng làm đẹp da, giúp chúng ta có được làn da mịn màng và khỏe mạnh.
3. Ăn sữa chua như thế nào cho đúng với người bị rối loạn tiêu hóa?
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng là hợp lý. Bởi vì lúc đó cơ thể sẽ hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong sữa chua, bạn nên tránh ăn lúc đói vì khi đó axit trong dịch vị dạ dày tăng cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, diệt những vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Ngoài ra, khi ăn sữa chua, đối với người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý những điều sau:
- Thứ nhất, không ăn quá 2 hộp sữa chua/ ngày. Không nên ăn quá no vì sẽ khiến cơ thể dư thừa chất dinh dưỡng và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để tăng dinh dưỡng cho cơ thể, có thể kết hợp sữa chua với các loại hạt hoặc trái cây như táo, chuối,... vừa giúp giải khát vừa cung cấp bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Thứ hai, không ăn sữa chua cùng với kem lạnh. Vì kem lạnh có thể sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi bên trong sữa chua.
- Thứ ba, không ăn sữa chua cùng với các loại đồ cay nóng, chất béo nhiều dầu mỡ. Vì nếu kết hợp với nhau có thể sẽ khiến người bệnh dễ mắc ung thư.
- Thứ tư, không hâm nóng sữa chua để ăn. Sữa chua bảo quản tốt ở nhiệt độ 8 độ C, do đó khi đun nóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Thứ năm, không nên ăn sữa chua ngay sau khi uống thuốc. Vì nó sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, đồng thời cũng làm giảm tác dụng của thuốc.
4. Loại sữa chua nào tốt cho hệ tiêu hóa?
Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại sữa chua khác nhau nhưng lưu ý rằng không phải loại nào cũng phù hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa.
Có những trường hợp khi dùng sữa chua gây ra các phản ứng dị ứng, nặng hơn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do khả năng dung nạp kém. Theo các chuyên gia đánh giá thì người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn hai loại sữa chua sau đây:
- Đầu tiên là sữa chua không đường: Đây là loại sữa chua tốt nhất cho người bị rối loạn tiêu hóa, hàng ngày nên bổ sung vào cơ thể từ 1 đến 2 hộp để cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,... giúp giảm triệu chứng tiêu hóa và nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe.
- Thứ hai là sữa chua ít đường, sữa chua có hoa quả bên trong. Tuy không cho tác dụng tốt bằng sữa chua không đường nhưng bù lại giúp người bị rối loạn tiêu hóa kích thích được vị giác, cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Ngoài việc lựa chọn sữa chua phù hợp, người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học. Ví dụ như ngủ đủ giấc, 8h/ ngày, tập thể dục 30 phút/ ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, bổ sung thịt trắng, hạn chế thịt đỏ vào thực đơn, tránh đồ nhiều dầu mỡ,...
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp và làm hài lòng thắc mắc của bạn đọc về vấn đề: “Rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua không?”.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.