Bệnh võng mạc tiểu đường có làm mất thị lực vĩnh viễn không?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một vấn đề về mắt được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường - nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người trưởng thành. Vấn đề này càng trở nên nổi cộm hơn khi số người mắc bệnh tiểu đường và số người bị suy giảm thị lực ngày càng gia tăng.

1. Những số liệu thống kê về người mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Mỗi năm ở Hoa Kỳ, có tới 40.000 trường hợp bệnh nhân bị mù do mắc bệnh tiểu đường (theo dữ liệu của CDC năm 1993). Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người Mỹ trưởng thành từ 20 - 74 tuổi. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mù cao hơn 25 lần so với dân số chung. Hầu hết tình trạng mù lòa này ở những người mắc bệnh tiểu đường là do bệnh võng mạc tiểu đường - một tình trạng rối loạn đặc trưng bởi những thay đổi vi mạch và xuất huyết ở võng mạc. Trong 7 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của họ.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính:

1.1 Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh võng mạc xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5 - 10% tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường trong nhóm này thấp ngay sau khi được chẩn đoán nhưng tăng lên hơn 90% sau 15 năm.

Tỷ lệ bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh ở những người bị tiểu đường loại 1 là không đáng kể cho đến thời gian 5 năm và tăng lên khoảng 60% sau 20 năm. Trong số những người bị tiểu đường loại 1, tỷ lệ phù hoàng điểm tăng từ dưới 5% trong thời gian ngắn sau khi chẩn đoán lên hơn 20% trong thời gian 25 năm.


Bệnh võng mạc ở những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin thường nghiêm trọng
Bệnh võng mạc ở những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin thường nghiêm trọng

1.2 Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin

Khoảng 1/3 số người mắc tiểu đường loại 2 cũng cần được điều trị bằng insulin. Tỷ lệ mắc bất kỳ bệnh lý võng mạc nào ở những người bị tiểu đường loại 2 cần được điều trị bằng insulin tăng đều đặn từ 10 - 30% ở lần chẩn đoán ban đầu lên 90% sau 25 năm.

Tỷ lệ bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh tăng từ 2% tại thời điểm chẩn đoán lên khoảng 20% ​​sau thời gian 20 năm. Tỷ lệ mắc phù hoàng điểm không đáng kể trong thời gian ngắn sau khi chẩn đoán nhưng tăng lên hơn 10% sau 25 năm. Khoảng 1/2 số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 được điều trị bằng chế độ ăn kiêng hoặc thuốc uống hạ đường huyết. Tỷ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở những người bị tiểu đường loại 2 không cần điều trị bằng insulin tăng từ 10 - 20% khi được chẩn đoán lên hơn 60% sau 20 năm.

Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh tăng từ 2% khi được chẩn đoán lên khoảng 5% sau 20 năm. Đây là tỷ lệ mắc và tiến triển bệnh võng mạc thấp nhất. Tỷ lệ mắc phù hoàng điểm tăng từ dưới 3% trong thời gian ngắn sau khi chẩn đoán lên hơn 10% sau 25 năm.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường đang ở mức cao, ảnh hưởng đến gần 1/3 người lớn trên 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường và hơn 1/3 người Mỹ gốc Phi và Mexico. Cụ thể:

  • 4,2 triệu người trưởng thành bị bệnh võng mạc tiểu đường, trong đó có ​​655,000 bệnh nhân bị đe dọa đến thị lực.
  • So với người da trắng, dạng bệnh võng mạc tiểu đường nghiêm trọng hơn (đe dọa đến thị lực) phổ biến hơn gấp 3 lần ở người Mỹ gốc Mexico và gần 3 lần ở người Mỹ gốc Phi.
  • Giới tính nam, mức A1c cao, thời gian mắc bệnh tiểu đường lâu, sử dụng insulin và huyết áp tâm thu cao là những yếu tố có liên quan độc lập với sự xuất hiện của bệnh võng mạc tiểu đường.

Nghiên cứu trên được thực hiện như một phần của Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia từ năm 2005 - 2008. Báo cáo đầy đủ được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.

2. Phòng ngừa đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với bệnh võng mạc tiểu đường?

Nhìn chung, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong dân số Hoa Kỳ đang gia tăng, nhưng tỷ lệ phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh võng mạc tiểu đường vẫn còn khan hiếm. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng hoặc thay đổi nào đối với thị lực. Đôi khi, người bệnh cũng không thể biết rằng tình trạng đường huyết cao đang gây hại cho mắt của mình. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thị lực của bạn có thể bị tổn hại vĩnh viễn.

Tuy nhiên, các vấn đề về thị lực và mù lòa do bệnh võng mạc tiểu đường đều có thể được ngăn ngừa thông qua:

Để giảm mù lòa liên quan đến bệnh võng mạc tiểu đường, các chuyên gia y tế phải xác định và điều trị những người có nguy cơ cao trước khi mất thị lực. Phòng ngừa bằng hình thức điều trị laser cho bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh và phù hoàng điểm. Cải thiện khả năng tiếp cận tầm soát và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường cũng có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực liên quan đến bệnh tiểu đường.


Kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường

3. Vai trò của tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường

Các thử nghiệm lâm sàng tiềm năng chỉ ra rằng, liệu pháp quang đông bằng laser có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ suy giảm thị lực. Quang đông bằng laser qua ống tủy có thể làm giảm ít nhất 60% nguy cơ mất thị lực nghiêm trọng ở một số người mắc bệnh tiểu đường.

Khám mắt hàng năm có thể xác định sớm bệnh võng mạc tiểu đường, từ đó điều trị kịp thời để ngăn ngừa mất thị lực và nguy cơ bị mù. Tuy nhiên, khoảng 1/2 số người mắc bệnh tiểu đường đã không đi khám mắt thường xuyên. Độ nhạy của soi đáy mắt trong việc sàng lọc để xác định bệnh võng mạc tiểu đường tăng lên khi bác sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc khám mắt, nằm trong khoảng từ 50 - 100%. Các đánh giá kinh tế chỉ ra rằng, việc tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường có chi phí thấp hơn chi phí cho một năm điều trị mù lòa của một người.

Tóm lại, tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường vừa hiệu quả để ngăn ngừa mù lòa, vừa tiết kiệm chi phí. Nỗ lực phòng ngừa này đòi hỏi cải tiến sàng lọc, phát hiện kịp thời và bắt đầu chăm sóc sức khỏe. Để bắt đầu điều trị, tất cả những người mắc bệnh tiểu đường (trừ những người bị tiểu đường loại 1 dưới 5 năm) phải được khám mắt hàng năm bởi chuyên gia đã được đào tạo thực hiện và phải được chuyển tuyến để điều trị thích hợp.

Vinmec hiện là một Bệnh viện Đa khoa Quốc tế với sự hội tụ đầy đủ của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cao. Do đó, khách hàng khi tới thăm khám sẽ được kiểm tra sức khỏe một cách chuyên sâu, nếu cần thiết có thể kết hợp cùng nhiều chuyên khoa nhằm tư vấn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng tình trạng bệnh lý khác nhau.

Với chất lượng y tế vượt trội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đạt được nhiều thành tựu nhất định và được giới chuyên môn cùng khách hàng đánh giá cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe