Tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng khoang miệng do nấm Candida albicans gây ra. Căn bệnh này thường chỉ giới hạn ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh hoặc steroid, rối loạn đa tuyến nội tiết hoặc rối loạn chức năng miễn dịch cơ bản. Vậy bệnh tưa miệng ở người bị ung thư đầu cổ thì như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này?
1. Bệnh tưa miệng là gì?
Bệnh tưa miệng là do một loại nhiễm trùng nấm men gây nên. Nó là do sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của cơ thể còn yếu ớt, nấm Candida Albicans sẽ phát triển, dẫn đến những mảng trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má và ở vòm họng của bé. Tình trạng này sẽ xảy ra ở khoảng 2 – 5% trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.
Bệnh tưa miệng có thể gây ảnh hưởng đến:
- Lưỡi;
- Lớp niêm mạc miệng;
- Cổ họng;
- Lớp niêm mạc của thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày).
Bệnh tưa miệng còn được gọi là “nấm miệng”, “nấm Candida miệng”, “nấm Candida hầu họng” hoặc nếu nó ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản.
2. Biểu hiện của nấm miệng sẽ như thế nào?
Biểu hiện chung:
- Những mảng trắng đục như phô mai, bám loang lổ trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, lợi và vòm miệng.
- Những mảng này có thể gồ lên, sưng đỏ, hoặc có thể chảy máu.
Đối với trẻ sơ sinh và với trẻ nhỏ:
- Những mảng này có thể sẽ không gây đau, tuy nhiên cũng có những trường hợp gây đau, khiến cho trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc.
- Trẻ cũng trở nên biếng ăn, hay chảy nước miếng vì đau.
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Cảm giác là có bông gòn trong miệng.
- Nuốt đau, ăn uống khó khăn.
- Mất vị giác.
Trẻ cũng có thể bị lây nấm miệng từ núm vú của mẹ và biểu hiện nấm ở vú thường gặp sẽ là:
- Núm vú cũng có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
- Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn và diện tích hình tròn xung quanh núm vú (núm vú);
- Bị đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
- Cảm giác bị đau nhói sâu bên trong vú
3. Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng?
Thông thường, cơ thể bạn có thể giữ nấm và vi khuẩn ở mức an toàn. Tuy nhiên, đôi khi loại nấm gây tưa miệng có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh nấm miệng nếu:
- Bạn có một hệ thống miễn dịch yếu.
- Bạn đang dùng steroid, thuốc kháng sinh hoặc đang dùng thuốc tránh thai.
- Bạn đang được điều trị ung thư đầu cổ. Xạ trị và hóa trị đều làm tăng nguy cơ bị tưa miệng. Một số loại ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy có nguy cơ cao bị tưa miệng.
- Bạn đang trải qua hoặc đã được cấy ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh ung thư đầu cổ.
- Bạn bị đái tháo đường.
4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tưa miệng?
- Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán tưa miệng chỉ bằng cách nhìn vào bên trong miệng của bạn. Nếu bác sĩ cho rằng bạn đã bị tưa miệng và thực quản, họ có thể ngoáy cổ họng để lấy mẫu cấy quan sát dưới kính hiển vi.
- Chụp X-quang thực quản của bạn có thể được thực hiện.
- Có thể tiến hành nội soi (một ống mỏng có gắn camera sáng ở cuối để nhìn xuống thực quản xuống dạ dày và ruột non).
5. Làm cách nào để ngăn ngừa tưa miệng ở người bị ung thư đầu cổ?
Nếu bạn đang nhận một số phương pháp điều trị ung thư đầu cổ hoặc đang cấy ghép tế bào gốc, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn thuốc chống nấm trước, trong và sau đó để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh tưa miệng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau đây để phòng tránh các bệnh răng miệng khi bị ung thư:
- Giữ miệng và răng của bạn sạch sẽ. Đánh răng bằng bàn chải đánh răng lông mềm, không xỉa răng.
- Không sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt có cồn. Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc của bạn về loại nào an toàn để sử dụng.
- Thăm khám nha sĩ thường xuyên. Nói với họ nếu bạn đang điều trị ung thư đầu cổ.
- Hạn chế lượng đường và men bạn ăn hoặc uống. Bánh mì, bia và rượu vang có thể làm tăng nguy cơ bị tưa miệng.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
- Nếu bạn sử dụng ống hít, hãy rửa sạch miệng sau mỗi lần sử dụng.
Tóm lại, nếu đang gặp phải những vấn đề răng miệng trong quá trình điều trị ung thư đầu cổ, bạn hãy thông báo cho bác sĩ điều trị để có phương pháp xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để tăng miễn dịch cho cơ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org, emedicine.medscape.com