Bệnh trĩ và viêm loét đại tràng: Những điều cần biết

Bệnh trĩ và viêm loét đại tràng (UC) có một mối liên hệ đặc biệt, các bệnh nhân mắc UC có thể nhận biết bản thân đang phát triển một số triệu chứng của bệnh trĩ thông qua các dấu hiệu như tiểu tiện thường xuyên và cảm giác căng cơ trước khi đi vệ sinh.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Mối liên hệ giữa bệnh trĩ và viêm loét đại tràng

Những người mắc viêm loét đại tràng có thể gặp khó khăn trong việc xác định liệu bản thân có mắc bệnh trĩ hay không vì hai tình trạng này thường có các triệu chứng trùng lặp. Ví dụ, người bị viêm loét đại tràng có thể gặp tình trạng chảy máu từ trực tràng và phân có máu khi bùng phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến chảy máu ở vùng trực tràng.

Đặc biệt, người mắc viêm loét đại tràng là phải chú ý đến bệnh trĩ vì một số triệu chứng của bệnh có thể gây trĩ.

Một trong những triệu chứng phổ biến của viêm loét đại tràng là rối loạn nhu động ruột, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên. Tình trạng này có thể tạo áp lực lên vùng hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra, nhiều người mắc viêm loét đại tràng thường phải gắng sức khi đi vệ sinh vì người bệnh cảm thấy ruột chưa được làm sạch hoàn toàn. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ. 

Người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy và táo bón làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy và táo bón làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là một thuật ngữ mô tả các trường hợp viêm chỉ xảy ra trong phạm vi của đại tràng. Người mắc viêm loét đại tràng có thể gặp phải tình trạng có máu trong phân. Người bệnh cũng có thể trải qua cảm giác cấp bách khi đi tiêu và cảm giác không hoàn toàn rỗng sau khi đi đại tiện.

Tiêu chảy thường là một triệu chứng phổ biến của viêm loét đại tràng nhưng táo bón cũng có thể xảy ra.

Viêm đại tràng do viêm loét đại tràng có thể xuất hiện và biến chứng thành các đợt bùng phát. Khi những cơn bùng phát kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên, tình trạng này có thể làm tăng kích ứng ở vùng hậu môn và trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.

3. Sự khác biệt của bệnh trĩ và viêm loét đại tràng

Mặc dù bệnh trĩ và viêm loét đại tràng đều ảnh hưởng đến các phần của đường tiêu hóa nhưng đây là hai tình trạng riêng biệt.

Viêm loét đại tràng là một dạng của viêm ruột, xảy ra khi có sự viêm trong đại tràng, trực tràng hoặc cả hai. Bệnh tạo ra những vết loét nhỏ trên niêm mạc của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng của viêm ruột có thể lan rộng ra ngoài khỏi hệ tiêu hóa.

Ngược lại, bệnh trĩ (thường được gọi là trĩ) là một tình trạng mà các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và phần dưới của trực tràng bị sưng to. Bệnh trĩ có thể là bên trong hoặc bên ngoài, nhưng khác với viêm loét đại tràng, bệnh trĩ không phải là một loại viêm ruột và thường giới hạn ở vùng trực tràng.

4. Nguyên nhân gây bệnh  

Bệnh trĩ có thể phát triển do các nguyên nhân sau:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
  • Căng thẳng khi đi tiêu.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.
  • Thường xuyên nâng vật nặng.
  • Sự suy yếu của các mô ở hậu môn và trực tràng do lão hóa hoặc mang thai. 
Chế độ ăn ít chất xơ có thể gây ra bệnh trĩ ở nhiều bệnh nhân.
Chế độ ăn ít chất xơ có thể gây ra bệnh trĩ ở nhiều bệnh nhân.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm loét đại tràng vẫn chưa được rõ ràng nhưng điều này có thể do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và có thể có yếu tố di truyền. Các cơn bùng phát của bệnh cũng có thể được kích thích bởi căng thẳng và chế độ ăn uống không lành mạnh.

5. Làm thế nào để người bệnh điều trị bệnh trĩ với viêm loét đại tràng?

Bệnh trĩ thường có thể được điều trị bằng các loại kem và thuốc đạn không kê đơn. Tắm ngồi và sử dụng steroid cũng có thể giảm bớt sự khó chịu do bệnh trĩ. Đối với trường hợp bệnh trĩ do táo bón gây ra. Uống nhiều nước hơn, tập thể dục và tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống cũng có thể hữu ích.

Mặc dù bệnh trĩ nặng đôi khi có thể được điều trị bằng phẫu thuật nhưng đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh viêm loét đại tràng do nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật có thể cao hơn đối với những người mắc viêm ruột.  

Bác sĩ có thể giúp người bệnh đánh giá rủi ro và lợi ích của phẫu thuật nếu bệnh trĩ không cải thiện bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống cùng chế độ ăn uống.

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh viêm loét đại tràng, thảo luận với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể giúp xác định kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch này thường bao gồm phương pháp sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hoặc có thể bao gồm cả kế hoạch tập thể dục. 

Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị cả bệnh trĩ và viêm loét đại tràng.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị cả bệnh trĩ và viêm loét đại tràng.

Các cơn bùng phát viêm loét đại tràng từ nhẹ đến trung bình thường có thể được điều trị tại nhà nhưng các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải nhập viện để truyền dịch và sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng và điều chỉnh kế hoạch điều trị để có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe