Bệnh tiểu đường và các món tráng miệng: Những điều bạn cần biết

Carbohydrate trong thực phẩm sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, khi bị tiểu đường, bạn phải kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate mà mình tiêu thụ. Món tráng miệng cho người tiểu đường là một vấn đề cần quan tâm, vì nếu thưởng thức một cách không có chừng mực và chọn lọc các món tráng miệng có thể làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

1.Lưu ý khi chọn món tráng miệng cho người tiểu đường

Insulin là một hormon có vai trò vô cùng quan trọng, giúp vận chuyển đường từ máu vào các tế bào để chuyển thành năng lượng. Khi bạn bị tiểu đường, cơ thể sẽ không tiết ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc có tiết ra nhưng insulin lại hoạt động không có hiệu quả. Đường máu không được kiểm soát tốt trong thời gian dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, ảnh hưởng đến thị lực, tăng nguy cơ nhiễm trùng,...

Số lượng người bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và trẻ hóa như hiện nay, dinh dưỡng cho người tiểu đường là vấn đề ngày càng được quan tâm. Trong hầu hết các món tráng miệng như bánh quy, bánh ngọt, bánh pudding, kẹo, kem,... đều có một số loại đường được thêm vào để tăng vị ngọt. Các loại đường này có thể là dextrose, fructose, lactose, siro mạch nha, sucrose, đường, cát trắng, mật ong, đường glucose, maltodextrin,... Các loại đường này là carbohydrate và sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do hầu hết các loại đường trong món tráng miệng là đường đơn, có cấu trúc đơn giản nên chúng sẽ được tiêu hóa, hấp thu nhanh hơn loại thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp. Mặt khác, số lượng đường đơn trong một khẩu phần món tráng miệng thường khá cao. Hai yếu tố này sẽ làm đường huyết của người bệnh tiểu đường sau khi ăn món tráng miệng khó kiểm soát hơn.


Các loại đường trong các món tráng miệng có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường
Các loại đường trong các món tráng miệng có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường

Để đáp ứng nhu cầu về các món tráng miệng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường, các công ty thực phẩm đã sản xuất các món tráng miệng cho người tiểu đường. Thay vì sử dụng các loại đường thông, các sản phẩm này dùng các sản phẩm làm ngọt thay thế giúp tạo ra vị ngọt nhưng không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến đường máu. Những chất làm ngọt thay thế có thể sử dụng bao gồm: đường nhân tạo, đường alcohol, chất làm ngọt tự nhiên.

2.Các chất làm ngọt thay thế có thể dùng làm món tráng miệng cho người tiểu đường

2.1. Các loại đường nhân tạo

Đường nhân tạo là những chất làm ngọt được tổng hợp được dùng thay thế cho đường thông thường. Ưu điểm của đường nhân tạo là chứa ít năng lượng và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đường nhân tạo thường được sử dụng bao gồm:

  • Aspartame: tên thương mại là Equal, Nutrasweet
  • Saccharin: tên thương mại Sweet’N Low, Sweet twin
  • Sucralose: tên thương mại là Spenda
  • Acesulfam K: tên thương mại là Sunett và Sweet one

Bạn có thể mua đường nhân tạo ở các tạp hóa để dùng nấu ăn tại nhà. Đường nhân tạo có khả năng tạo độ ngọt mạnh hơn đường thông thường, do đó bạn cần điều chỉnh liều lượng khi sử dụng làm món tráng miệng cho người tiểu đường để tránh món ăn quá ngọt. Một số loại đường nhân tạo không bền với nhiệt độ nên phải cho vào sau khi nấu. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn để biết cách sử dụng và liều lượng phù hợp.


Các loại đường nhân tạo
Các loại đường nhân tạo

2.2. Đường alcohol

Đường alcohol là các carbohydrate tự nhiên có trong các loại trái cây hoặc được sản xuất tổng hợp. Các loại đường alcohol thường được sử dụng là: glycerol, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol. Không giống như đường nhân tạo, đường alcohol không ngọt hơn đường mía và có chứa calo. Tuy nhiên, lượng calo trong đường alcohol rất thấp, mỗi gam chỉ chứa trung bình 2 calo so với 4 calo/ gam ở các carbohydrate thông thường. Như vậy, đường alcohol có thể làm tăng đường máu nhưng không tăng nhiều như các carbohydrate khác.

Tác dụng phụ khi dùng đường alcohol là khi sử dụng quá nhiều có thể gây sình bụng, tiêu chảy và sinh hơi trong ruột.

2.3. Chất làm ngọt tự nhiên

Chất làm ngọt tự nhiên thường được dùng để thay thế đường trong các công thức nấu ăn, bao gồm: mật hoa, mật ong, siro cây phong,... Chất làm ngọt tự nhiên có thể làm tăng đường huyết sau ăn giống như các loại đường thông thường. Do đó, các chất làm ngọt tự nhiên được sử dụng thường chỉ để thưởng thức vị ngon đặc trưng của chúng.

Chất làm ngọt tự nhiên duy nhất hiện nay được công nhận là phù hợp với người bị tiểu đường đó là cây cỏ ngọt Stevia. Cỏ ngọt stevia ngọt hơn đường mía đáng kể, tuy nhiên lại không làm tăng lượng đường trong máu. Một số sản phẩm bánh tráng miệng và nước ngọt cho bệnh tiểu đường hiện đã chuyển sang sử dụng cỏ ngọt Stevia. Một số tên thương mại của cỏ ngọt Stevia là Truvia, Pure Via, Stevia,...

3.Cách đọc nhãn món tráng miệng cho người tiểu đường

Để biết một món tráng miệng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào, bạn hãy đọc thông tin dinh dưỡng ở bao bì sản phẩm. Các thông tin quan trọng bạn cần quan tâm là khẩu phần ăn, tổng lượng carbohydrate và tổng lượng calo.

3.1.Khẩu phần ăn

Các thông tin dinh dưỡng trên nhãn được tính theo khẩu phần nhất định, được ghi trên nhãn. Nếu muốn tính toán lượng carbohydrate và lượng calo tiêu thụ, bạn hãy so sánh lượng thức ăn bạn định ăn và khẩu phần ăn được dùng để tham chiếu.

Ví dụ: tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn được tính cho khẩu phần là hai chiếc bánh quy. Nếu bạn chỉ ăn một chiếc bánh quy, bạn sẽ giảm một nửa số lượng carbohydrate và calo được liệt kê trên nhãn. Nhưng nếu bạn ăn bốn chiếc bánh quy, cơ thể bạn sẽ nhận gấp đôi lượng carbohydrate và calo.

3.2. Tổng số carbohydrate

Tổng số carbohydrate thể hiện số lượng carbohydrate có trong một khẩu phần thực phẩm cụ thể. Khi bạn ăn thực phẩm chứa carbohydrate, hầu hết carbohydrate sẽ được phân giải thành bởi các enzym trong ruột non thành các đường đơn riêng lẻ. Tuy nhiên, một số carbohydrate lại không bị phân giải, một số carbohydrate khác thì chỉ bị phá


Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý tổng carbohydrate có trong món tráng miệng của bạn khi mua
Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý tổng carbohydrate có trong món tráng miệng của bạn khi mua

vỡ và hấp thu một phần, những chất này thường là chất xơ và đường alcohol. Do đó, để tính toán lượng carbohydrate cơ thể hấp thu, bạn sẽ cần trừ một nửa tổng lượng chất xơ khỏi số lượng carbohydrate nếu có hơn 5 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần. Bạn cũng cần phải tính toán tác động của đường alcohol. Một cách đơn giản, bạn có thể lấy tổng số carbohydrate trừ đi một nửa số gam đường alcohol.

Ví dụ: nếu bạn có một thanh kẹo chứa 30 gam carbohydrate chứa 20 gam đường alcohol, hãy trừ đi 10 lấy 30 để bằng 20 gam carbohydrate.

3.3. Tổng lượng calo

Tổng lượng calo cũng là một thông số rất quan trọng. Nhiều loại thực phẩm tuy ít đường hoặc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo vẫn chứa nhiều calo. Ăn quá nhiều các thực phẩm này có thể góp phần làm tăng cân, khiến lượng đường trong máu của bạn khó kiểm soát hơn.

Ngoài ra, để biết món tráng miệng cung cấp dinh dưỡng cho người tiểu đường như thế nào, bạn quan tâm tới các thông số như lượng protein, tổng chất béo, các vitamin, chất khoáng,...

4.Sử dụng món tráng miệng cho người tiểu đường một cách an toàn


Người tiểu đường nên chon các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để tránh tăng lượng đường huyết trong máu
Người tiểu đường nên chon các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để tránh tăng lượng đường huyết trong máu

Nếu muốn dùng món tráng miệng thì người bệnh tiểu đường ăn gì? Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, tuy nhiên cần biết rõ thực phẩm ăn vào sẽ tác động như thế nào đến đường máu. Hiện trên mạng có rất nhiều công thức làm món tráng miệng ngon lành, ít carbohydrate, thân thiện với người bệnh tiểu đường như bánh pudding không đường, gelatin không đường làm từ trái cây tươi, kem que không đường,... Nhiều công ty hiện cũng sản xuất bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng không đường hoặc ít đường làm món tráng miệng cho người người tiểu đường. Tuy nhiên những thực phẩm này không có đường nhưng chúng vẫn có carbohydrate và calo, do đó người bệnh chỉ nên ăn mức vừa phải.

Để giúp giữ lượng đường ở mức vừa phải, nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng quy tắc “ăn ba miếng” khi sử dụng các món tráng miệng. Chỉ ăn ba miếng một món tráng miệng, điều này giúp thỏa mãn sở thích ăn đồ ngọt mà không làm tăng vọt lượng đường trong máu sau ăn.

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn các món tráng miệng, trái cây, tuy nhiên bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chất tạo ngọt tự nhiên và sử dụng ở mức vừa phải để tránh tình trạng làm tăng lượng đường huyết trong máu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe