Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Đau bụng và tiêu chảy khi đi du lịch là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân có thể đến phần lớn từ yếu tố khách quan và cả bản thân người bệnh. Vậy khi bị tiêu chảy, đau bụng đi du lịch, bạn cần làm gì?
1. Bệnh tiêu chảy của người du lịch là gì?
Tiêu chảy của khách du lịch là một chứng rối loạn đường tiêu hóa, bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy thường xảy ra do tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống mà cơ thể không quen thuộc.
Nếu bạn đang đến thăm một khu vực có các quy trình vệ sinh hoặc khí hậu khác với những gì bạn đã từng ở nhà, bạn có nhiều khả năng bị tiêu chảy du lịch. Thông thường khách du lịch bị tiêu chảy khi đi tham quan những địa điểm sau:
- Mexico
- Trung Mỹ
- Nam Mỹ
- Châu phi
- Trung Đông
- Hầu hết châu Á (trừ Nhật Bản)
Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây ra. Tiêu chảy của khách du lịch thường tự biến mất trong vòng vài ngày, điều này có thể gây ra tình trạng mất nước gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Đặc biệt tình trạng này thường dễ lây lan và truyền từ người này sang người khác bất kể nguyên nhân là gì.
2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy du lịch?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đi ngoài, bao gồm:
- Người trẻ: thiếu miễn dịch mắc phải, thường thoải mái hơn trong việc lựa chọn địa điểm du lịch và ăn uống, ít cảnh giác về thực phẩm bị nhiễm bẩn.
- Người bị suy giảm miễn dịch: làm dễ nhiễm trùng hơn.
- Bệnh nhân tiểu đường hoặc bị bệnh ruột viêm.
- Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tiết axit hoặc kháng axit. Axit trong dạ dày có xu hướng diệt vi sinh vật, vì thế giảm lượng axit dạ dày gây dễ nhiễm trùng hơn.
- Đi du lịch vào một số mùa nhất định: ví dụ nguy cơ cao nhất ở Nam Á trong những tháng mùa nóng, trước khi vào mùa mưa.
3. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do du khách là gì?
Tiêu chảy phân lỏng, chảy nước và đau quặn bụng là những triệu chứng phổ biến nhất mà bạn sẽ gặp khi bị tiêu chảy du lịch. Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng này. Các triệu chứng thường bao gồm:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Sốt
- Đầy hơi
- Trướng bụng
- Ăn mất ngon
- Nhu cầu khẩn cấp để đi vệ sinh
Các triệu chứng này đều bình thường. Tuy nhiên, có một số triệu chứng cho thấy đã đến lúc phải đi khám ngay. Bao gồm:
- Đau dữ dội, không thể chịu được ở bụng hoặc trực tràng
- Phân có máu
- Nôn mửa liên tục trong hơn bốn giờ, dẫn đến không thể giữ chất lỏng xuống
- Sốt cao hơn 102 ̊F (39 ̊C)
- Các triệu chứng mất nước
4. Bệnh tiêu chảy của khách du lịch được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bệnh tiêu chảy của người đi du lịch vẫn chưa hết trong vòng ba ngày hoặc các triệu chứng xấu đi, hãy hẹn gặp bác sĩ. Tại cuộc hẹn, hãy cho bác sĩ biết rằng gần đây bạn đã đi du lịch, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe bao gồm đo nhiệt độ và ấn vào bụng của bạn. Họ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm phân để tìm kiếm bằng chứng về ký sinh trùng và yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng. Kiểm tra máu cũng có thể phát hiện xem bạn có bị mất nước hay không.
5. Bệnh tiêu chảy của khách du lịch có thể gây ra biến chứng không?
Biến chứng phổ biến nhất của tiêu chảy du lịch là mất nước. Điều này thường rất nghiêm trọng. Mất nước có thể dễ dàng xảy ra khi tiêu chảy khiến cơ thể mất chất lỏng với tốc độ nhanh hơn khả năng hấp thụ. Nôn và buồn nôn, đôi khi kèm theo tiêu chảy, có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các triệu chứng mất nước bao gồm:
- Khô miệng
- Cơn khát tăng dần
- Giảm lượng nước tiểu
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Da khô
- Lú lẫn
Tiêu chảy của khách du lịch do nhiễm ký sinh trùng thường cần được điều trị bằng thuốc, nếu không bệnh nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn. Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra: Co giật, sốt, phản ứng dị ứng, nhiễm khuẩn
6. Điều trị tiêu chảy của khách du lịch như thế nào?
Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuyến phòng thủ đầu tiên thường là các biện pháp điều trị tại nhà và điều trị không kê đơn (OTC) để giải quyết các trường hợp nhẹ của bệnh. Khi bạn bị tiêu chảy khi du lịch, hãy tránh dùng caffeine và rượu, chúng có thể làm tăng tình trạng mất nước. Tuy nhiên, hãy tiếp tục uống các chất lỏng khác càng nhiều càng tốt để ngăn mất nước.
Cố gắng ăn những thực phẩm nhạt nhẽo mà bạn biết là có ít nguy cơ ô nhiễm và cơ thể bạn đã quen.
- Bánh mì nướng
- Nước dùng
- Bánh quy giòn
- Gạo trắng
- Táo (rửa sạch bằng nước lọc)
- Chuối
Nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch, nên mang theo các loại thuốc điều trị OTC để đề phòng trường hợp tiêu chảy khi đi du lịch. Bismuth subsalicylate ( Pepto-Bismol ) có thể hiệu quả để điều trị các trường hợp tiêu chảy du lịch nhẹ. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên hộp.
Cũng có thể dùng các chất chống hữu ích như Imodium nhưng nên để dành cho những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như đi máy bay, điều này có thể kéo dài bệnh bằng cách không cho phép cơ thể bạn đào thải phân ra ngoài.
7. Phương pháp điều trị do bác sĩ kê đơn
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, họ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh như doxycycline (Acticlate) hoặc ciproflaxin ( Cipro ).
Nếu bạn có ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống ký sinh trùng đường uống. Đơn thuốc chính xác sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm ký sinh trùng mà bạn mắc phải. Có thể sẽ cần uống vài đợt thuốc trị ký sinh trùng để đảm bảo nhiễm trùng hoàn toàn ra khỏi hệ thống của bạn. Nếu tiêu chảy của người đi du lịch gây mất nước, bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch chứa glucose hoặc chất điện giải.
Tiêu chảy của khách du lịch thường khỏi trong vòng hai đến ba ngày, nhưng ngay cả những trường hợp nhẹ có thể kéo dài đến bảy ngày. Tình trạng này có thể giải quyết nhanh hơn khi điều trị. Trong khi phục hồi, hãy đặc biệt cẩn thận để tránh bất kỳ thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Điều này sẽ tăng tốc độ chữa lành và ngăn tiếp xúc hoặc tiếp xúc lặp lại.
8. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch là thực hành vệ sinh cẩn thận và lựa chọn nước và thức ăn cẩn thận. Khi đến các quốc gia có nguy cơ cao, không nên uống nước không được khử trùng. Điều này bao gồm: đồ uống có đá làm bằng nước địa phương, nước trái cây có thêm nước, đánh răng hoặc súc miệng bằng nước máy. Hãy cố gắng uống nước đóng chai. Nếu đó hoàn toàn không phải là một lựa chọn, hãy đun sôi nước trong ít nhất ba phút.
Để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch phát triển, bạn nên:
- Tránh ăn thức ăn từ những người bán hàng rong.
- Hãy lưu ý ăn trái cây rửa trong nước bị ô nhiễm.
- Tránh các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, thậm chí cả kem.
- Ăn thức ăn được nấu chín kỹ và dùng nóng.
- Tránh thực phẩm ẩm hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và chạm vào da mặt. Không cho trẻ đưa bất cứ thứ gì, kể cả tay vào miệng. Sử dụng chất khử trùng tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn nếu bạn không có nước sạch.
Tình trạng tiêu chảy khi đi du lịch không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn các hoạt động, vui chơi của bạn. Vì thế, hãy cẩn trọng trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt nếu bạn là người có hệ tiêu hóa kém trước khi đi du lịch nên tới gặp bác sĩ để được tham vấn ý kiến và có những chỉ định phù hợp.
Chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng mà khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng tới khám khi gặp các vấn đề về tiêu chảy, đau bụng, tiêu hóa... Qua quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra những tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại khách hàng. Quy trình thăm khám tại bệnh viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng dịch vụ và y tế tại bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
Boyce TG. (n.d.). Traveler’s diarrhea.
merckmanuals.com/home/digestive-disorders/gastroenteritis/traveler%E2%80%99s-diarrhea
Mayo Clinic Staff. (2016). Traveler’s diarrhea: Symptoms and causes.
mayoclinic.org/diseases-conditions/travelers-diarrhea/symptoms-causes/syc-20352182
Traveller’s diarrhea. (2016).
travel.gc.ca/travelling/health-safety/diseases/diarrhea