Bệnh suy tim hoàn toàn có thể được phòng ngừa và cải thiện nhờ vào cách tập thể dục vào cuối tuần mà không cần phải luyện tập đều đặn mỗi ngày
1. Người bệnh suy tim chỉ cần tập thể dục cuối tuần?
Thực tế, tổng thời gian hoạt động thể chất mà bệnh nhân suy tim đã thực hiện quan trọng hơn so với việc họ tập thể dục vào cuối tuần hay phân bổ đều đặn trong một tuần, chọn phương án tập nhiều bài tập ngắn trong nhiều ngày hay một số bài tập dài trong vài ngày.
1.1. Theo khuyến nghị của WHO và AHA
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần sẽ giúp bạn có được một trái tim khỏe mạnh, là giải pháp cải thiện bệnh suy tim an toàn và lành mạnh cho các bệnh nhân.
Tuy nhiên, khuyến nghị trên của WHO và AHA không bao gồm việc đi đến kết luận, người bệnh suy tim nên phân bổ thời gian tập luyện đều đặn mỗi ngày hay chỉ cần tập chủ yếu vào Thứ Bảy và Chủ Nhật.
1.2. Theo nghiên cứu thực tế
Mới đây, ngày 18 tháng 07 năm 2023, tạp chí JAMA (được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ - AMA) đã công bố một nghiên cứu mới. Theo đó, đối với người bệnh suy tim, việc phân bổ thời gian tập luyện có thể không quan trọng bằng số lượng hoạt động và tổng thời gian tập luyện tối thiểu trong tuần.
Các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu của gần 90.000 người đeo thiết bị đo lường mức độ hoạt động của họ. Kết quả cho thấy, người tập luyện thể dục vào cuối tuần và người phân bổ thời gian tập đều đặn trong tuần đều có tỷ lệ giảm các nguy cơ đau tim, đột quỵ và biến chứng khác của bệnh tim mạch như nhau.
Theo kết luận từ tác giả chính của nghiên cứu, Thạc sĩ Bác sĩ (MD, MPH) Shaan Khurshid của Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts, yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện đối với bệnh tim mạch là tổng thời gian rèn luyện mỗi tuần. Việc người bệnh suy tim tập trung hoạt động vào cuối tuần vẫn có khả năng làm giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch tương tự như khi họ phân bổ đồng đều thời gian tập luyện cho mỗi ngày.
2. Lợi ích của tập thể dục cuối tuần đối với bệnh suy tim
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các người mắc bệnh tim mạch có thói quen tập thể dục vào cuối tuần có nguy cơ đau tim (heart attack) thấp hơn 27%, nguy cơ suy tim (heart failure) thấp hơn 38%, nguy cơ bị rối loạn nhịp tim (Heart arrhythmia) thấp hơn 22% và nguy cơ bị đột quỵ (stroke) thấp hơn 21%.
Trong khi đó, đối với người phân bổ đồng đều thời gian tập cho cả tuần, sẽ có nguy cơ đau tim (heart attack) thấp hơn 35%, nguy cơ suy tim (heart failure) thấp hơn 36%, nguy cơ rối loạn nhịp tim thấp hơn 19% (Heart arrhythmia) và nguy cơ đột quỵ (stroke) thấp hơn 19%.
Những người tham gia vào nghiên cứu sẽ đeo thiết bị để đo lường mức độ hoạt động thể chất của họ ở cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe trên mặt đất bằng phẳng) và cường độ mạnh - như chạy hoặc đạp xe trên đồi.
Gần 38.000 người có thói quen tập trung tập thể dục vào cuối tuần, nghĩa là họ có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất có cường độ từ vừa đến mạnh (MVPA) và thực hiện ít nhất một nửa số bài tập luyện vào cuối tuần. Khoảng 21.000 người khác có được ít nhất 150 phút MVPA và họ phân bổ thời gian tập luyện đều đặn trong suốt tuần. Cuối cùng, có khoảng 30.000 người tham gia có MVPA thấp hơn 150 phút, được xem như không tham gia hoạt động.
Kết quả cho thấy, sau khoảng sáu năm theo dõi, cả những người tập trung hoạt động vào cuối tuần và những người năng động hoạt động mỗi ngày đều ít gặp phải các biến chứng về bệnh tim mạch hơn so với những người không tham gia hoạt động.
3. Bệnh suy tim nên tập thể dục như thế nào?
3.1. Đủ 150 phút một tuần
Trong nhiều năm gần đây, thời gian tập luyện hoạt động thể chất tối thiểu do các chuyên gia khuyến nghị đã thay đổi từ 30 phút sang 150 phút mỗi tuần.
Người bệnh suy tim không có thời gian cũng như sức khỏe để có thể tập luyện mỗi ngày, không cần phải lo lắng. Không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh, để cải thiện và điều trị suy tim, bạn cần phải tập thể dục mỗi ngày. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu đều cho thấy, tập trung tập luyện trong vài ngày cũng mang lại lợi ích tương tự như việc phân bổ thời gian đều đặn.
Người bệnh tim mạch chỉ cần tích lũy đủ 150 phút hoạt động mỗi tuần, hãy tập thể dục khi cơ thể bạn cảm thấy khỏe mạnh, không mệt mỏi hay có bất kỳ triệu chứng bệnh tim nguy hiểm nào.
3.2. Lợi ích lớn từ hoạt động nhỏ
Người bệnh suy tim chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ cũng sẽ mang đến lợi ích to lớn cho việc cải thiện bệnh tim mạch.
Điều quan trọng nhất đối với người bệnh suy tim là họ chỉ cần đứng lên và di chuyển, không cần tập luyện trong thời gian quá dài hay bài tập quá nặng. Các hoạt động thể chất dù nhỏ nhưng vẫn mang đến lợi ích lớn cho người mắc bệnh suy tim.
4. Kết luận
Suy tim là một bệnh tim mạch rất nguy hiểm, hầu như các trường hợp suy tim đều không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cải thiện suy tim chỉ bằng cách tập thể dục. Bạn không cần quan trọng việc phân bổ thời gian tập luyện của bản thân như thế nào cho hợp lý. Bạn chỉ cần tích lũy đủ 150 phút tập thể dục mỗi tuần. Người bệnh suy tim hãy tập bất kỳ thời điểm nào mà cơ thể bạn sẵn sàng, bất kì bài thể dục nào mà cơ thể bạn cảm thấy thoải mái.