Đối với người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, mọi hoạt động thường ngày đều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu rất nhanh. Hãy cùng tìm hiểu qua những loại thịt nên được hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày để có hướng cải thiện sức khỏe ngay từ hôm nay nhé.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Cao Thanh Tâm, chuyên ngành Nội tim mạch, tại [Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park
1. Các nghiên cứu về thịt đỏ và bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
1.1 Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ theo thời gian sẽ khiến người bệnh giảm sức khỏe nhanh chóng, thể hiện rõ nhất qua việc giảm khả năng gắng sức trong các hoạt động yêu cầu thể chất thông thường. Không chỉ vậy, chất lượng cuộc sống, ăn uống và nghỉ ngơi của người bệnh cũng sẽ chuyển hướng xấu nếu không can thiệp kịp thời.
Không chỉ tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ, các chế độ hoạt động cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng của người bệnh cũng góp phần quan trọng vào quá trình điều trị thiếu máu cơ tim.
1.2 Các nghiên cứu về thịt đỏ liên quan đến bệnh thiếu máu cơ tim
Theo một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Biobank, Anh, việc ăn thịt đỏ - dù chưa chế biến hay đã qua chế biến – đều khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ trong tương lai.
Ngoài ra, theo kết quả được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã xác định được các dấu hiệu chuyển hóa có thể liên quan đến việc ăn thịt đỏ với quá trình chuyển hóa lipid và lipoprotein.
Theo Xue Dong, MD, thuộc khoa dịch tễ học và thống kê sinh học tại Trường Y tế Công cộng tại Đại học Bắc Kinh cho biết: “Đã có bằng chứng chưa rõ ràng về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, ở mức độ nào đó có thể giải thích cho mối liên hệ này. Chúng tôi mong muốn có thể xác định các dấu hiệu chuyển hóa đặc trưng cho việc tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt đã qua chế biến và liệu các dấu hiệu đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hay không trong tương lai”.
Cũng theo nghiên cứu này, Dong và các nhà nghiên cứu đã xác định các dấu hiệu trao đổi chất đặc trưng cho phản ứng trao đổi chất đối với thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến trong một nhóm gồm 92.246 người (tuổi trung bình: 56,1 tuổi; 55,1% phụ nữ).
Với lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần được đánh giá bằng bảng câu hỏi về chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu đã đánh giá chất chuyển hóa trong huyết tương bằng phương pháp quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân thông lượng cao và xây dựng các dấu hiệu chuyển hóa bao gồm 157 chất chuyển hóa đối với thịt đỏ chưa qua chế biến (r = 0,223) và 142 đối với thịt đã chế biến (r = 0,329).
Trong thời gian theo dõi trung bình là 8,74 năm, đã xảy ra 3.059 ca bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Một số nhà nghiên cứu đã ghi nhận: “Trong nghiên cứu đoàn hệ tương lai, chúng tôi xác định các dấu hiệu trao đổi chất để đo lường phản ứng trao đổi chất đối với lượng thịt đỏ chưa qua chế biến và lượng thịt đã qua chế biến. Bằng chứng quan sát và di truyền của chúng tôi cho thấy rằng những dấu hiệu này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nghiên cứu sâu hơn về các dấu hiệu chuyển hóa và sinh học của các chất chuyển hóa cấu thành có thể mang lại hiểu biết mới về cơ chế sinh học mà qua đó con người có thể liệt kê ra những loại thịt cần hạn chế ăn khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim”.
2. Người bệnh thiếu máu cơ tim cần tránh ăn loại thịt gì?
2.1 Thịt đỏ (chưa chế biến lẫn đã chế biến)
Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim nên hạn chế ăn thịt đỏ, bao gồm cả thịt bò, thịt cừu và thịt lợn (cả chưa chế biến và đã chế biến). Loại thịt này có nhiều chất béo có thể gây tăng cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim. Thay vào đó, nên ưu tiên ăn thịt nạc, thịt thăn, hoặc thịt gà không da, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2.2 Thịt muối hoặc ngâm gia vị
Bên cạnh đó, các loại xúc xích Ý, xúc xích muối và thịt ngâm muối là những loại thịt có hại nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn. Đặc biệt khi đang trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống tổng thể của mình. Bạn vẫn có thể cân bằng các loại thực phẩm yêu thích của mình với số lượng thật nhỏ và chủ yếu ăn trái cây và rau quả có lợi cho tim, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và sữa ít béo.
2.3 Thịt nhiều mỡ và da béo
Về cách trị thiếu máu cơ tim, người bệnh cần cắt giảm tối đa các món thịt mỡ và các phần thịt nhiều da béo. Đặc biệt với gà chiên giòn, ba chỉ heo và những phần thịt nhiều mỡ sẽ nạp calo, chất béo và lượng lớn natri cho cơ thể, không chỉ có hại cho sức khỏe tim mạch mà còn tăng nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường loại 2, béo phì và cao huyết áp – mọi thứ đều dẫn đến bệnh suy tim và thiếu máu cơ tim.
Để có món ăn giòn nhưng tốt cho sức khỏe hơn, hãy dùng thử món bánh mì với ức gà không da bọc trong bột mì nguyên cám và nướng thay vì chiên nhé.