Bệnh lậu có nguy hiểm? Các biến chứng thường gặp

Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm xảy ra rất phổ biến hiện nay. CDC ước tính rằng có khoảng 1,41 triệu ca nhiễm bệnh lậu mới xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm và có đến một nửa trong số đó là những người trẻ tuổi (từ 15-24 tuổi). Năm 2018, đã có 583.405 trường hợp mắc bệnh lậu được báo cáo. Bệnh lậu có thể dễ dàng được chữa khỏi bằng kháng sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như vô sinh.

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường xuất hiện ở cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng ở phụ nữ và niệu đạo của nam giới. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae cũng có thể gây nhiễm trùng ở niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng.

2. Dấu hiệu của bệnh lậu là gì?

Tỷ lệ mắc bệnh lậu của nam giới trong một lần quan hệ với nữ giới mắc bệnh là 20% trong khi tỷ lệ này với nữ giới là 60-80%.

Rất nhiều trường hợp nam giới mắc bệnh lậu mà không có triệu chứng nào của bệnh. Thông thường, dấu hiệu mắc bệnh lậu ở nam giới bao gồm chứng khó tiểu, niệu đạo xuất hiện màu trắng, vàng hoặc xanh. Những biểu hiện này thường xuất hiện từ 1-14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Trong trường hợp nhiễm trùng niệu đạo do viêm mào tinh hoàn, nam giới còn có thể cảm thấy đau tinh hoàn hoặc đau bìu.

Đối với nữ giới, có khoảng 50-80% trường hợp mắc bệnh lậu không có triệu chứng của bệnh hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Một số trường hợp nhiễm bệnh thường có triệu chứng bao gồm ho nhẹ, và xuất hiện dấu hiệu không đặc hiệu khiến dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng âm đạo.

Dấu hiệu thường khi nữ giới mắc bệnh lậu bao gồm tình trạng khó tiểu, tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo. Phụ nữ mắc bệnh lậu có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng, dù các triệu chứng của bệnh có thể không biểu hiện một cách rõ ràng.

Các triệu chứng nhiễm trùng trực tràng ở cả nam và nữ có thể bao gồm tiết dịch, ngứa hậu môn, đau nhức, chảy máu... Nhiễm trùng trực tràng cũng không có triệu chứng. Nhiễm trùng họng có thể gây đau họng nhưng thường không xuất hiện các triệu chứng.


Hình ảnh bệnh lậu ở nam giới
Hình ảnh bệnh lậu ở nam giới

3. Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh một cách âm thầm đến nỗi nhiều người không biết bản thân đang mang bệnh, thông qua việc tiếp xúc tình dục.

Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, bao gồm các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe ở cả nam giới và nữ giới.

Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc cũng có thể trở nên nghiêm trọng, bao gồm sốt, đau bụng. PID khiến ống dẫn trứng bị tổn thương, gây nên tình trạng vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở nữ giới. Phụ nữ mang thai bị lậu nếu không được điều trị có thể gây nguy cơ sảy thai hoặc khiến trẻ sơ sinh bị lây bệnh. Điều này có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng máu, lở loét ở trẻ. Điều trị bệnh lậu khi phát hiện ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.

Ở nam giới, bệnh lậu có thể phức tạp hơn do viêm mào tinh hoàn. Điều này có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu cũng có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng cơ hội toàn thân (DGI). Nhiễm trùng lậu có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu. Tình trạng viêm khớp, viêm da và các cơ quan khác có thể xảy ra nếu bạn bị lậu nhưng không được điều trị.

Bệnh lậu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV.


Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra

4. Điều trị bệnh lậu

Để tránh bị lậu, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách không quan hệ tình dục với người bị lậu hoặc sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn như sử dụng bao cao su...

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Hiện nay, CDC đang khuyến khích điều trị kép (tức là sử dụng đồng thời hai loại thuốc) để điều trị bệnh lậu. Quan trọng nhất là phải dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh lậu. Thuốc trị bệnh lậu không nên dùng chung với bất cứ ai. Mặc dù thuốc sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm, tuy nhiên nó không thể chữa khỏi được các tổn thương do bệnh gây ra.

Việc điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn do vi khuẩn gây bệnh lậu đang trở nên quá đề kháng với các loại thuốc phổ biến như penicillin...

Sau khi được điều trị mà các triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra lại. Nên tránh quan hệ tình dục ít nhất một tuần sau khi hoàn thành quá trình điều trị bệnh lậu.

Bệnh lậu là bệnh lây lan rất nhanh và hiện nay bệnh ngày càng trở nên khó chữa hơn. Kể cả khi bạn được điều trị khỏi nhưng nếu không phòng tránh đúng cách, bệnh lậu vẫn có thể tái phát lại. Vì thế, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, đồng thời bạn cần tự biết cách bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn khi chưa rõ về tình trạng sức khỏe của bạn tình.

Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ. Để được tư vấn và đặt lịch khám, Quý Khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe